Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ: Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

3. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu

3.3. Giả thuyết nghiên cứu

Tương ứng với các câu hỏi nghiên cứu ở trên, nghiên cứu sinh xây dựng một số giả thuyết nghiên cứu tương ứng như sau:

Thứ nhất, thị trường TPDN là một bộ phận cấu thành của TTCK – là một thị trường không còn xa lạ đối với thế giới nên những nghiên cứu về khái niệm, bản chất, vai trò của TTTPDN đã tương đối hoàn thiện. Tuy vậy, khoa học pháp lý Việt Nam chưa làm rõ được sự khác biệt giữa TTTPDN và thị trường cổ phiếu, do đó chưa làm nổi bật được những đặc thù của pháp luật điều chỉnh TTTPDN so với pháp luật điều chỉnh thị trường cổ phiếu.

Thứ hai, các nghiên cứu lý luận về những yếu tố chi phối nội dung điều chỉnh của pháp luật về TTTPDN còn mờ nhạt và chưa được làm sáng tỏ.

Thứ ba, chưa có công trình nào phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống về thực trạng pháp luật về TTTPDN và chỉ ra được những thiếu sót của pháp luật về TTTPDN.

Thứ tư, những quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về TTTPDN bộc lộ nhiều điểm còn mâu thuẫn, chưa phù hợp, dẫn tới sự phát triển yếu kém hơn hẳn của TTTPDN so với thị trường cổ phiếu trên thực tế.

Thứ năm, hiện tại còn thiếu những công trình đưa ra định hướng, giải pháp để bổ sung, khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về TTTPDN cũng như nâng cao tính thực thi của các quy định pháp luật về TTTPDN ở Việt Nam hiện nay.

Kết luận chương dẫn nhập

Qua việc trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài ở trong nước và nước ngoài cùng với quá trình phân tích, nhận xét, đánh giá những thành công và những vấn đề còn bỏ ngỏ của các công trình nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh rút ra kết luận sau:

1. Về tổng thể, các công trình nghiên cứu, đặc biệt là các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu nghiên cứu về TTCK nói chung. Các nghiên cứu trực tiếp về TTTPDN rất ít và nếu có thì chủ yếu là các công trình nghiên cứu về TTTPDN dưới góc độ kinh tế. Mặc dù có một số công trình nghiên cứu về TTTPDN dưới góc độ pháp lý nhưng phần lớn nghiên cứu một nội dung, một lát cắt nhỏ của TTTPDN

mà chưa có công trình nào nghiên cứu về TTTPDN dưới góc độ pháp lý một cách đầy đủ, trực tiếp và chuyên sâu. Do đó, luận án của nghiên cứu sinh là công trình nghiên cứu khoa học có tính chất kế thừa và phát triển các công trình khoa học đã công bố ở mức độ hoàn thiện, có tính hệ thống và đầy đủ hơn. Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình hoàn thiện luận án của nghiên cứu sinh.

2. Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã xây dựng được nền tảng lý luận bền vững về TPDN, TTTPDN như khái niệm, đặc điểm của TPDN; khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại TTTPDN. Vì vậy, trong quá trình triển khai luận án, nghiên cứu sinh kế thừa nền tảng lý luận này mà không cần bổ sung và phát triển thêm. Mặc dù vậy, một số vần đề lý luận sâu hơn về TTTPDN cũng như pháp luật về TTTPDN chưa được đề cập một cách thỏa đáng và dày dặn trong các công trình nghiên cứu này. Đó cũng là một thử thách khá lớn mà nghiên cứu sinh phải vượt qua trong quá trình triển khai và hoàn thiện luận án.

3. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật, thực thi pháp luật về TTTPDN cũng như các nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao sự thực thi pháp luật về TTTPDN được phản ánh ở nhiều công trình khác nhau và được xem xét dưới nhiều lăng kính khác nhau. Bất lợi cho nghiên cứu sinh ở đây chính là TTTPDN chỉ được phản ánh một cách lồng ghép vào TTCK. Vì vậy, nghiên cứu sinh cần xác định được đặc thù, sự khác biệt của TTTPDN so với TTCK nói chung để từ đó định hình được những nội dung pháp lý mà mình cần triển khai trong luận án này. Từ đó nghiên cứu sinh mới có thể chọn lọc được những nội dung mà mình cần tham khảo, kế thừa từ những công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án.

4. Sau khi đã định hình được những nội dung cần triển khai trong luận án, việc đặt ra được hệ thống câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu phù hợp sẽ giúp cho nghiên cứu sinh xác định được hướng nghiên cứu đúng, từ đó sẽ đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra. Trong chương này, với những vấn đề đơn giản, đã quá rõ ràng, không cần dự đoán, không cần chứng minh thì nghiên cứu sinh sẽ không đặt ra câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP, PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ: Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)