Phân tích nhân tố chỉ được sửdụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị lớn hơn 0,5 (Othman & Owen, 2000), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig < 0,05, các biến có hệsốtruyền tải (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽbịloại. Điểm dừng Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson,1988).
Quá trình phân tích nhân tố để loại các biến trong nghiên cứu này được thực hiện qua các bước như sau:
Phân tích EFA lần 1: 22 biến của chất lượng dịch vụ được đưa vào phân tích nhân tố theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 đã có 5 nhóm nhân tố được tạo ra. Tổng phương sai trích = 76,668% cho biết 7 nhóm nhân tố này giải thích được 76,668% biến thiên của dữliệu. HệsốKMO = 0,875 (>0,5), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig = 0,000 < 0,05 do đó đãđạt yêu cầu của phân tích nhân tố. Tuy nhiên biến "CLGV1 - Học viện liên hệ học viên của mình kịp thời khi có vấn đề phát sinh (Nghỉ học, học phí, sự kiện, khuyễn mãi,..)" có hệ số truyền tải < 0,5 và thấp nhất nên bịloại ra khỏi mô hình. (Tham khảo phụlục “phân tích EFA lần1”).
Phân tích EFA lần 2: Sau khi loại biến CLGV1, 21 biến còn lại được tiếp tục phân tích, kêt quả như sau: Tổng phương sai trích = 78,732%, hệ sốKMO = 0,872, kiếm định Bartlett’s = 0,00 < 0,05 nên đạt yêu cầu.
Sau lần phân tích này, tất cảcác biến còn lại đều có hệsốtruyền tải >0,5 do đó mô hình chất lượng dịch vụcủa Học viện đào tạo Quốc tếANI gồm 24 biến thuộc 6 nhóm nhân tố. Tổng phương sai trích = 67,352% cho biết 6 nhóm nhân tốnày giải thích được 67,352% biến thiên của dữliệu. Nămnhóm nhân tố này được mô tả như sau:
Nhóm nhân tố 1: Chất lượng chương trình đào tạo (CTDT), Chất lượng chương trình giảng dạy (CTGD), có giá trịEigenvalues = 5,643>1, nhân tốnày liên quan đến các đánh giá của học viên về các khóa học tại ANI (Tính hợp lý về mặ thời gian, khối lượng kiến thức, lộtrình và tài liệu dành cho khóa học).
Nhân tố này được tác động bởi các tiêu chí sau:
Nội dung giảng dạy phù hợp với mục tiêu của khóa học (ví dụ: Các khóa tiếng Anh giao tiếp giảng dạy chủyếu tập trung giao tiếp hơn là lý thuyết); Các khóa học gắn kết với nhau theo cấp độtừthấp đến cao; Tài liệu dành cho khóa học được phát đầy đủ, kịp thời; Kiến thức giáo viên truyền tải phù hợp với khả năng của học viên; Tính phù hợp của lộtrình khóa học.
Nhân tố “CTGD” giải thích được 42,675% phương sai và là nhân tố có tỷ lệ giải thích biến động lớn nhất. Trong các biến của thì biến: “CTDT3” được nhiều học viên của ANI cho là ảnh hưởng lớn nhất đến đánh giá về Chất lượng chưong trìnhđào tạo của Học viện với hệsốtruyền tải = 0,821.
Nhóm nhân tố 2: Cơ sởvật chất (CSVC), nhóm nhân tốnày giải thích các đánh giá của học viên liên quênđến hệthống cơ sởvật chất, trang thiết bịtại Học viện.
Nhóm nhân tốnày bao gồm:
Phòng học phù hợp với lượng học viên; Phòng học bốtrí trang thiết bị phù hợp cho giảng dạy; Nhà vệsinh và bãiđể xe bốtrí thuận tiện; Trang web và fanpage dễtìm kiếm và đầy đủthông tin; Phòng học thuận tiện cho học viên trao đổi, thảo luận với giáo viên và học viên khác.
Nhân tố này giải thích được 50,706% phương sai. Biến “CSVC4 – Phòng học trang bị phục vụ giảng dạy đầy đủ, hiện đại” được học viên cho là ảnh hưởng đến quyết định đánh giá về Chất lượng cơ sở vật chất của ANI với hệ số tải nhân tốnày là 0,857.
Nhóm nhân tố3: Sựphù hợp vềmức học phí (HP), thểhiện đánh giá của học viên vềsựphù hợp của học phí của ANI so với các trung tâm, học viện khách trong khu vực.
Nhóm nhân tốnày bao gồm các yếu tố:
Học phí có phù hợp với khối lượng kiến thức hay không?; Học phí có đủcạnh tranh với cá trung tâm khác hay không?; Học phí có đúng như kỳvọng ban đầu của học viên hay không?; Học phí đúng như quảng cáo, tư vấn.
SVTH: Lê ThịHuyền 41
Nhóm nhân tố 4: Năng lực phụvụ(NLPV), thểhiện đánh giá của học viên qua thái độ, năng lực phục vụcủa đội ngũ nhân viên, trợ giảng tại của Học viện.
Nhóm nhân tốnày bao gồm các tiêu chi sau:
Học viện có quan tâm đến học viên;Đội ngũ tư vấn và trợgiảng quan tâm, giải đáp đầy đủthắc mắc của học viên trong quá trình tìm hiểu và học tập; Nhân viên của Học viện thực sự quan tâm đến tình hình học tập của học viên không.
Nhóm nhân tố 5: Chất lượng đôi ngũ giáo viên tại Học viện (CLGV), nhóm nhân tố này thể hiện đánh giá của học viên về đội ngũ giáo viên tại đây. Bao gồm các tiêu chí sau:
Giáo viên dạy đúng chương trình; Giáo viên sẵn sàng chia sẻcác kinh nghiệm của mình; Giáo viên có cách truyền đạt sinh động, dễhiểu.