Một số mô hình khác liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo ở Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức (Trang 32 - 34)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2Một số mô hình khác liên quan đến đề tài

Nghiên cứu trong nước

Năm 2006, tác giảNguyễn Thành Long, Trường ĐH An Giang với đề tài nghiên cứu “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo ĐH tại trường

ĐHAG”. Kết quả phân tích cho thấy sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc vào yếu tố

Giảng viên, Cơ sởvật chất, Tin cậy và cảm thông. Có sự đánh giá khác nhau theo khoa đối với các thành phần trên (trừ cơ sởvật chất) và khác nhau theo năm học.

Tác giả Vũ Trí Toàn, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội với đề tài “Nghiên cứu về

chất lượng đào tạo của khoa Kinh tế và Quản lý theo mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL”. Kết quảcho thấy sinh viên tỏ ra khá hài lòng với chương trìnhđào tạo tại khoa Kinh tế. Sinh viên hài lòng ở mức độ khá cao với trình độ chuyên môn và trìnhđộ sư phạm của giảng viên trong Khoa.

Tin cậy (Reliablility) Đáp ứng (Responsieness) Cảm thông (Empathy) Khả năng phục vụ (Asruance) Phương tiện hữu hình (Tangibes) Chất lượng dịch vụ (Quality service) Sựhài lòng (Satisfaction)

Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Trang với sự hướng dẫn của TS Lê Dân đã nghiên cứu về “Xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng của SV với chất lượng

đào tạo tại trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng”. Nghiên cứu này cũng sử dụng thang đo

SERVQUAL và mô hình nghiên cứu gồm 3 yếu tố đó là: Chất lượng chức năng (hữu hình, cảm thông, đảm bảo, đáp ứng và tin cậy), Chất lượng kỹ thuật và hình ảnh. Kết quảChất lượng kỹthuật có tác động mạnh nhất đến Mức độ hài lòng, tiếp đến là Chất

lượng chức năng và cuối cùng là Hìnhảnh.

Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu & Phạm Ngọc Giao (2012) có bài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độhài lòng của sinh viên đối với chất

lượng đào tạo ngành du lịch của các Trường Đại họcở khu vực Đồng bằng sông Cửu

Long (ĐBSCL)”. Tác giả tiến hành khảo sát 294 sinh viên chuyên ngành du lịch năm

cuối tại các trường đại họcởkhu vực ĐBSCL với các nhân tố: (1) Điều kiện thực tập, (2) Kiến thức xã hội, (3) Mức độ tương tác của giảng viên và (4) Nâng cao kỹ năng

ngoại ngữ. Dựa vào phương trình hồi quy cho thấy bốn biến đưa vào mô hìnhđều có

tương quan thuận với mức độhài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo. Trong

đó “mức độ tương tác của giảng viên là nhân tốcó ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ

hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch của các trường

đại học ở khu vực ĐBSCL, cụ thể mức độ tương tác của giảng viên có hệ số Beta =

0,246, Điều kiện thực tập có hệsốBeta = 0,153, Nâng cao kỹ năng ngoại ngữcó hệsố

Beta = 0,134 và Kiến thức xã hội có hệsốBeta = 0,122.  Nghiên cứu ngoài nước

Sherry, Bhat, Beaver & Ling (2004) đã tiến hành đo lường kỳvọng và cảm nhận của sinh viên bản xứ và sinh viên nước ngoài vềHọc viện Công nghệ UNITEC, New Zealand với thang đo SERVQUAL 5 thành phần với 20 biến quan sát. Kết quả cho thấy thang đo đạt độtin cậy và giá trị tốt với 5 thành phần phân biệt như nguyên thủy;

khoảng cách đáng kểnhất là thuộc vềcác thành phần Cảm thông, Năng lực phục vụvà Khả năng đáp ứng. (Sherry, Bhat, Beaver & Ling 2004, dẫn theo Nguyễn Thành Long, 2006)

Poh Ju Peng và Aino.Samah (2006) đã thiết kế đo lường sự hài lòng về chất

lượng dịch vụtại trường Đại học Tun Abdul Razak (Malaysia). Kết quảnội dung khóa học là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất, thứ hai là Cơ sởvật chất, thứ ba là Phương pháp

giảng dạy và cuối cùng là Giảng viên.

Vasiliki G. V. và các cộng sự (2015) đã có công trình nghiên cứu đo lường chất

lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên tại Trường đại học quốc gia Hy Lạp. Nghiên cứu

được thực hiện bằng phiếu khảo sát 469 sinh viên với 5 nhân tố: (1) Gốc độ học thuật,

(2) Các phương tiện, (3) Chương trình đào tạo, (4) Nhân viên, (5), Dịch vụhỗ trợ. Kết quảphân tích cũng cho thấy sựhài lòng chịu tác động nhiều nhất từGốc độ học thuật

(Beta = 0,676), Các phương tiện (Beta = 0,569), Dịch vụ hỗtrợ (Beta = 0,378), Nhân

viên (Beta = 0,145) và Chương trình đào tạo (Beta = 0,008). Điều này cho thấy học

viên đánh giá cao gốc độ học thuật và các phương tiện phục vụ giáo dục trong nhà

trường.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo ở Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức (Trang 32 - 34)