Các kiến nghị về giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người của trẻ em trong lĩnh vực tư pháp hình sự (Trang 49 - 51)

TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP HÌNH SỰ

2.3.1.Các kiến nghị về giải pháp hoàn thiện pháp luật

Bổ sung, Sửa đổi một số điều của Bộ luật hình sự cũng như Tố tụng hinh sự nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền lợi trẻ em được tốt hơn.

Bổ sung, sửa đổi một số điều trong Bộ luật hình sự theo hướng sau:

Trên cơ sở nghiên cứu về quyền con người đối với trẻ em là người chưa thành niên phạm tội thì tôi thấy rằng tái hòa nhập cộng đồng cho họ hiện nay phải được xem là khâu quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự để bảo đảm hơn nữa quyền con người đối với người chưa thành niên. Thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng không chỉ là sự thể hiện tính nhân đạo trong chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định an ninh và phòng chống tội phạm hữu hiệu mà còn là biện pháp cụ thể để bảo đảm quyền con người đối với trẻ em. Đối phó với thực trạng trẻ em phạm tội thì tăng cường các biện pháp giáo dục tại cộng đồng đang được các chuyên gia pháp lý và dư luận đánh giá cao hơn so với các biện pháp giam giữ giáo dục. Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm người chưa thành niên phạm tội trên thế giới cho thấy: những chế tài như không tước tự do, giáo dục người chưa thành niên ngay tại cộng đồng được thiết lập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của họ đã giảm đáng kể tái phạm[8]. Điều này không những phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em( biện pháp giam giữ chỉ áp dụng sau cùng trong thời gian ngắn nhất có thể) mà còn phù hợp với Nghị quyết 49-NQ/TW

của Đảng về cải cách tư pháp với chủ trương hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tù. Vậy từ đó có thể thấy hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật hình sự để bảo đảm quyền con người của trẻ em cần hướng tới mục tiêu phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội trên cơ sở Công ước về quyền trẻ em, các chuẩn mực quốc tế liên quan, hạn chế áp dụng hình phạt tù đối với trẻ em phạm tội với các biện pháp cụ thể:

- Bổ sung thêm các hình phạt không tước tự do đối với người chưa thành niên phạm tội như hình thức lao động bắt buộc nhằm để sửa chữa hành vi sai phạm, nó như là một hình phạt nhưng vẫn đảm bảo quyền con người của trẻ em.

Bổ sung thêm hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại điều 71 của BLHS : Người chưa thành niên phạm tội chỉ được áp dụng một số hình phạt sau đây: 1. Cảnh cáo

2. Phạt tiền

3. Cải tạo không giam giữ 4.Trục xuất

5. Tù có thời hạn

Sửa đổi trong Bộ luật hình sự để xác định rõ hơn hành vi vi phạm mại dâm trẻ em, quy định các tội riền về các hành vi quấy rối tình dục với trẻ em. Ngoài ra cần sửa đổi về các quy định cấm bắt giữ và xử phạt hành chính trẻ em dưới 18 tuổi bị bắt do làm mại dâm.

- Bổ sung thêm các biện pháp tư pháp đối với trẻ em như: hạn chế sự nhàn rỗi, hoặc đặt ra các yêu cầu riêng về giáo dục bắt buộc đối với người chưa thành niên phạm tội.

- Bổ sung thêm các biện pháp miễn hình phạt đối với trẻ em phạm tội với các điều kiện nhẹ hơn quy định tại điều 54 BLHS năm 1999( sửa đổi 2009).

- Quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ bằng một nửa so với người đã thanh niên phạm tội.

- Mở rộng phạm vi áp dụng án treo đối với người chưa thành niên phạm tội, bổ sung thêm chế định trả tự do có điều kiện cho trẻ em phạm tội đang chấp hành hình phạt tù.

Sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 theo hướng:

hệ thống pháp luật trong nước mà còn phù hợp với các văn bản quốc tế mà nhà nước ta đã tham gia ký kết, tạo ra một hành lang pháp lý an toàn bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người của trẻ em nói riêng. Tuy nhiên từ thực tiễn và lý luận thì vẫn còn một số hạn chế nên tôi xin đưa ra một số kiến nghị để được cụ thể chi tiết sau:

Thứ nhất, quy định rõ tiêu chí cần thiết để xác định mức hiểu biết cần thiết tại điều 302 BLTTHS cho việc phân công người tiến hành tố tụng. Ngoài ra cần quy định rõ ai là người đại diện theo pháp luật( trường hợp này có thể áp dụng quy định của Bộ luật dân sự 2005 để áp dụng), ai là người đại diện gia đình theo thứ tự trên dưới hay gia đình thống nhất cử người đại diện, quyền nghĩa vu cho trẻ em chỉ khi quy định được như vậy quyền được bảo vệ của người đại diện giành cho trẻ mới được thống nhất và được thực hiện trên thực tế tránh được tình trạng nó chỉ mang tính hình thức cho có thủ tục của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của thủ tục tố tụng hình sự.

Thứ hai, trong trường hợp trẻ em lang thang sinh sống không ổn định, không gia đình, không thân thích, không làm việc học tập tại bất kì cơ sở nào thì cá nhân tổ chức bảo trợ trẻ em tại chính quyền địa phương sẽ tiến hành đảm nhiệm tham gia tố tụng theo điều 306 BLTTHS 2003, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của họ.

Thứ ba, Cần chỉnh sửa ngôn ngữ chuẩn xác hơn trong bộ luật tố tụng như: Sửa khoản 1 điều 302 từ “…tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm đối với người chưa thành niên thành niên” thành “ … tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên gây ra".

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người của trẻ em trong lĩnh vực tư pháp hình sự (Trang 49 - 51)