Đánh giá kết quả về hoạt động bảo đảm quyền con người của trẻ em trong lĩnh vực tư pháp hình sự

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người của trẻ em trong lĩnh vực tư pháp hình sự (Trang 42 - 44)

TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP HÌNH SỰ

2.1.3.Đánh giá kết quả về hoạt động bảo đảm quyền con người của trẻ em trong lĩnh vực tư pháp hình sự

lĩnh vực tư pháp hình sự

Trong những năm qua nhờ đạt được những thành tựu to lớn về sự phát triển kinh tế xã hội và sự nỗ lực của Đảng Nhà nước ta và toàn dân nên công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em đã có những tiến bộ đáng kể góp phần cải thiện một bước cuộc sống vật chất và tinh thần của trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường cũng đã và đang nảy sinh các loại tệ nạn xã hội nhất nhất là xâm hại đến quyền được tôn trọng và bảo vệ trẻ em. Qua thực trạng về nhóm tội xâm phạm đến quyền lợi trẻ em trên phạm vi toàn quốc cũng như trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An nói riêng thì nhóm tội xâm phạ tính mạng sức khỏe danh dự của con người đối với trẻ em xảy ra càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng cũng như sự phat triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ. Đồng thời làm băng hại đạo đức xã hội, gây nên sự căm phẫn bất bình trong nhân dân.

Trước tình hình đó, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với các cơ quan tư pháp ở Trung ương chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương nhận thức đúng tính chất và yêu cầu cấp bách của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại đến trẻ em. Áp dụng thống nhất các quy định

của pháp luật, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp, khẩn trương phát hiện điều tra truy tố và đưa ra xét xử kịp thời nghiêm minh các hành vi phạm tội. Đối với các vụ án xâm hại trẻ em đã được đưa ra xét xử, các hình phạt mà Tòa án tuyên đối với các bị cáo đã thể hiện được chính sách hình sự của Nhà nước ta là nghiêm trị những kẻ chủ mưu, cầm đầu và có tính chất răn đe bảo đảm được quyền của trẻ em khi bị xâm hại.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó thì nhìn lại với thực trạng đến thì quyền con người của trẻ em vẫn còn bị xâm hại ở mức báo động rất đang lo ngại. Các tội phạm xâm hại đến sức khỏe, danh dự của trẻ em còn xảy ra quá nhiều và ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển, khả năng hòa nhập gia đình và xã hội của trẻ em. Các vụ tội phạm xâm phạm trẻ em không chỉ diễn ra nhiều ở các thành phố lớn mà tại càng vùng nông thôn, ngay chính gia đình nhà trường và các cơ sở chăm sóc trẻ em tập trung. Đối tượng bạo lực, xâm hại trẻ em thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi: người quen, người lạ, người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè trong và ngoài nhà trường, người Việt Nam, người nước ngoài… Các loại bạo lực, xâm hại trẻ em thường thấy bao gồm: xâm hại tính mạng, sức khỏe; xâm hại tình dục trẻ em; buôn bán, bắt cóc trẻ em; dụ dỗ, chứa chấp trẻ em phạm pháp; bạo lực về thể chất, tinh thần. tình trạng xâm phạm quyền của trẻ em đang là nỗi lo lớn.

Xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn đề “nóng” trong xã hội. Tính chất của các vụ xâm hại tình dục trẻ em đã đến mức nghiêm trọng, báo động về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận dân cư. Tình trạng buôn bán, bắt cóc trẻ em cũng có xu hướng gia tăng; tình trạng bóc lột sức lao động đối với trẻ em giúp việc trong các gia đình, trẻ em phải lao động sớm trong các cơ sở sản xuất nhỏ như may mặc, thủ công; trong các nhà hàng, quán bar, karaoke... hiện đang diễn biến phức tạp, nhất là tại các thành phố lớn, các khu đô thị. Các vụ bạo lực học đường diễn ra ngày càng nhiều, tình trạng học sinh nữ đánh nhau, làm nhục quay clip tung lên mạng, thầy giáo, cô giáo có những hành vi xâm phạm để lại dư luận không tốt trong xã hội về nghành giáo dục.

Đáng lo ngại là tình trạng ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em ít được cộng đồng chủ động tố giác, trình báo với các cơ quan chức năng, nhiều vụ việc để kéo dài nhiều năm, khi tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em ở mức báo động nghiêm trọng mới được các phương tiện thông tin đại chúng phát giác trước công luận. Mặt khác, đa số các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em được thống kê chủ yếu dựa trên các tiêu chí về thể chất, chưa tính đến bạo lực, xâm hại về tinh thần. Do đó, số vụ bạo lực, xâm hại trẻ em bị phát hiện chỉ là một phần nhỏ so với thực tế.

Trước tình hình như vậy để bảo đảm cho quyền con người trẻ em trước các hành vi xâm hại thì đỏi hỏi phải có những phương thức thiêt yếu phù hợp cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại về trẻ em như: xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc xử ly các hành vi xâm đến trẻ em; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo quyền con người nói chung và của trẻ em nói riêng.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người của trẻ em trong lĩnh vực tư pháp hình sự (Trang 42 - 44)