trong luật thi hành án hình sự
Đối với phạm nhân là trẻ em là người chưa thành niên thì nhận thức về pháp luật, xã hội, chuẩn mực, quy tắc sinh hoạt chưa ổn định và đúng đắn, việc tôn trọng các quyền của họ cũng như việc bảo đảm về mọi mặt của sự phát triển cơ thể cũng như tinh thần thì pháp luật thi hành án sự đã có những quy định riêng cho người chưa thành niên phạm tội thể hiện rõ tinh thần nhân đạo của pháp luật Việt Nam cũng như phù hợp với cam kết quốc tế về bảo vệ quyền cho trẻ em.
Luật thi hành án hình sự 2010 đã quy định rõ các hình phạt áp dụng cho trẻ em là người chưa thành niên phạm tội chỉ bao gồm: Cảnh cáo, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn khoản 5 điều 69 Bộ luật hình sự 1999 không quy định áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với họ, đồng thời không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi.
Đối với trẻ em là người chưa thành niên phạm tội, tòa án có thể quyết định áp dụng một trong số các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa theo quy định điều 70 Bộ luật hình sự năm 1999:
+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn: để nhằm tạo điều kiện cho người đó học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giúp đỡ của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tổ chức xã hội và gia đình.
+ Đưa vào trường giáo dưỡng: nhằm giúp cho trẻ em(đủ 14 đến dưới 18 tuổi phạm tội) có môi trường học tập, rèn luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ và trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, có khả năng hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng họ được giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hóa, được học nghề, giáo dục hướng nghiệp và lao động phù hợp với lứa tuổi.
Có thể thấy ngay từ thời kì thai nhi trẻ em đã được pháp luật bảo vệ, bằng quy định tại điều 45 luật thi hành án hình sự năm 2010: Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết, phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định bộ luật lao động… Đó vừa đảm bảm được quyền con người của người mẹ đồng thời quyền trẻ em được chăm sóc bảo vệ một cách tuyệt đối.
Khi phạm tội chấp hành hình phạt tù trẻ em là người chưa thanh niên phạm tội sẽ được giam giữ riêng theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 27 của
luật thi hành án hình sự 2010, điều này đã bảo đảm quyền trẻ em trong sự phát triển tránh sự ảnh hưởng của những người xung quanh khi mà nếu giam giữ chung thì tạo cho trẻ em phải hằn ngày tiếp xúc với những người vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng sau này của trẻ.
Trong trường hợp trẻ em là người chưa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt trong trại giam để đảm bảo quyền lợi và sự phát triển về mọi mặt thì luật thi hành án đã quy định rất chặt chẽ dành riêng cho trẻ em khi chấp hành án:
Được đảm bảo về mặt văn hóa giáo dục, sinh hoạt vui chơi giải trí: Điều 51 luật thi hành án hình sự 2010 và điều 14 Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định:Trại giam có trách nhiệm phải giáo dục trẻ em là người chưa thành niên phạm tội về văn hóa, pháp luật dạy nghề phù hợp với độ tuổi, trình độ văn hóa, giới tính và sức khỏe, chuẩn bị điều kiện để cho họ hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành án xong án phat tù. Thực hiện bắt buộc học chương trình tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và học nghề. Buộc phải học văn hóa vào tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày chủ nhật, ngày lễ tết, được giáo dục chuẩn mực đạo đức, các kỹ năng sống cơ bản, được phổ biến thời sự, chính sách pháp luật, được tư vấn trợ giúp về tâm lý,giáo dục, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết để có điều kiện thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. Ngoài ra thời gian sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là người chưa thành niên được tăng gấp hai lần so với phạm nhân là người đã thành niên.
Trẻ em là người chưa thành niên phạm tội luôn được đảm bảo về mặt ăn mặc đáp ứng nhu cầu sự phát triển của sức khỏe của trẻ, các chế độ thăm gặp than nhân đều cao hơn so với phạm nhân đã thành niên, Trường hợp trẻ em dưới 36 tháng là con của cha mẹ trong trại giam được hưởng chế độ ăn như đối với cha mẹ, ngày 01 tháng 6, tết Trung thu được hưởng chế độ ăn gấp 02 lần ngày thường. Căn cứ vào lứa tuổi của trẻ và điều kiện thực tế, Giám thị trại giam có thể hoán đổi định lượng chế độ ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em ở cùng cha, mẹ trong trại giam và còn được cấp phát nhu
yếu phẩm thêm. Vậy qua đó ta thấy được quyền của trẻ em được quan tâm bảo đảm và tôn trọng, tuy nhiên bên cạnh đó phải chăng nó đã gián tiếp ảnh hưởng đến quyền của trẻ em khi họ là những đứa trẻ vô tội mà đã phải sống trong môi trường của những người vi phạm pháp luật, một phần nó đã có sự tác động cho những đứa trẻ này.