trong luật tố tụng hình sự
Pháp luật tụng hình sự có vị trí quan trọng trong vệc bảo vệ quyền con người của trẻ em trong tư pháp hình sự. Việc thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử là những hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em.Do đó pháp luật tố tụng đã có những quy định cụ thể mang tính nhân đạo riêng cho trường hợp áp dụng đối với đối tương là trẻ em trong các giai đoạn nhất định.
Hiện nay, trong pháp luật TTHS, có hàng loạt các chế định pháp luật mang tính cá biệt nhằm bảo đảm quyền của trẻ em phạm tội. Đó là các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của trẻ em phạm tội, nghĩa vụ của các cơ quan, người tiến hành tố tụng,…đối với trẻ em phạm tội, đặc biệt là
trong thủ tục tố tụng.
Thứ nhất, quyền bào chữa tại phiên tòa. Để đảm bảo quyền lợi của người chưa thành niên, điểm b, khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003 quy định: trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì nếu bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì CQĐT, VKS, TA phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ. Như vậy, quyền bào chữa của trẻ em được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối.
Thứ hai, quyền kháng cáo.Theo quy định tại Điều 231 BLTTHS 2003 thì, người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên. Như vậy, trẻ em được pháp luật bảo đảm quyền được kháng cáo thông qua việc quy định về quyền kháng cáo của người bào chữa.
Thứ ba, quy định về thành phần xét xử đối với vụ án người chưa thành niên. Theo quy định tại Điều 307 BLTTHS: Thành phần HĐXX đối với vụ án người chưa thành niên phạm tội phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Việc quy định thành phần hội đồng xét xử như trên là mang tính nguyên tắc nhằm đảm bảo sự phản ánh khách quan toàn diện đúng và đầy đủ các yếu tố tâm sinh lý của người chưa thành niên trong hoạt động xét xử nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
Thứ tư, quy định về nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP- BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên,trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án do người chưa thành niên phạm tội gây ra, cơ quan THTT phải thực hiện đúng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự. Đặc biệt cần xem xét việc miễn trách nhiệm hình sự nếu có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự, giao họ cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức giám sát, giáo dục nhằm giúp họ tự sửa chữa lỗi lầm và tái hòa nhập cộng đồng (Điều 5).
Nguyên tắc này nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chửa sai lầm,phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Tại Khoản 2, khoản 3 Điều 7 quy định đối với người chưa thành niên phạm tội không còn cha mẹ, không có nơi cư trú rõ ràng hoặc là người lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa thì cơ quan điều tra cần tìm mọi biện pháp để xác định lý lịch cũng như gia đình của họ. Trong trường hợp không xác định được thì CQĐT đề nghị cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ ở nơi bắt giữ, nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi có thẩm quyền điều tra cử cán bộ giám sát người chưa thành niên phạm tội và tạo điều kiện để họ gặp gỡ và tiếp xúc người chưa thành niên phạm tội. Quy định này có ý nghĩa rất lớn đối với việc có thể nắm bắt được tâm tư, hiểu được suy nghĩ, cũng như mong muốn của người chưa thành niên để từ đó xác định được các yếu tố khác của vụ án.
Thứ năm, quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người thành niên phạm tội (tuân theo quy định chặt chẽ tại Điều 8), theo đó:
Đối với người chưa thành niên đã áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và khi xét thấy không còn cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn đó thì kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác không hạn chế tự do đối với họ. Quy định này đảm bảo tối đa quyền tự do cho người chưa thành niên.
Đối với người chưa thành niên đã áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và khi xét thấy không còn cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn đó thì kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác không hạn chế tự do đối với họ. Quy định này đảm bảo tối đa quyền tự do cho người chưa thành niên.
Điều tra viên, Kiểm sát viên khi tiến hành lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa thành niên phải có thái độ, hành vi cũng như sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành của họ. Thời gian lấy lời khai, hỏi cung cần được xác định dựa
trên độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe cũng như khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành, phát triển của người chưa thành niên và yêu cầu điều tra. Việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải được tạm dừng ngay khi người chưa thành niên có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.
Khi người chưa thành niên yêu cầu, có thể mời cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế cùng tham gia để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ. Khi tiến hành lấy lời khai đối với người chưa thành niên thì phải có mặt đại diện gia đình của họ.Trường hợp đại diện gia đình của người bị tạm giữ, bị can không thể có mặt, thì cơ quan tiến hành tố tụng phải mời cán bộ thuộc một trong các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc Luật sư tham gia lấy lời khai, hỏi cung.
Đại diện gia đình, cán bộ thuộc cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Luật sư có thể được bố trí ngồi cạnh người chưa thành niên để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ.
Như vậy, những quy định trên của BLTTHS đã thể hiện sự thống nhất cao đối với nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội, quyền con người của họ được đảm bảo cũng là một yếu tố quan trọng để đạt được mục đích, đó là: chủ yếu nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.