- Công tác đô thị, quản lý đô thị tài nguyên môi trường:
2.2.1 Thực trạng các quy định pháp lý về quy chế dân chủ
Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị số 30- CT/TW 1998 “Về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, trong đó nêu rõ “thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình”.
Nghị định số 71/1998/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành QCDC trong hoạt động cơ quan ban hành từ năm 1998, từ đó đến nay Trung Ương đã có nhiều văn bản liên quan đến việc thực hiện QCDC như Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức. Quy tắc ứng xử của CBCC trong các cơ quan hành chính, công tác cải cách hành chính, Luật phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã có hiệu lực
Ngày 20/4/2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XI) đã ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Sau thời gian triển khai thi hành, Pháp lệnh đã tạo cơ sở pháp lý bảo đảm quyền dân chủ và phát huy dân chủ trong nhân dân; đảm bảo sự phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội được chủ động và thường xuyên hơn; mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ngày được gắn kết chặt chẽ hơn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương cơ sở. Đã phát huy hiệu quả dân chủ trong nhân dân, góp phần xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; ổn định tình hình, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân, trở thành một trong những mục tiêu và động lực để phát triển bền vững tại địa phương cơ sở.
Ngày 9-1-2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực từ Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 8-9-1998 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan). Nghị định 04/2015/NĐ-CP quy định các nội dung cụ thể về vấn đề thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (không quy định chung chung bằng khái niệm “cơ quan” như Nghị định 71/1998/NĐ-CP); đồng thời bổ sung cán bộ, công chức cấp xã là đối tượng áp dụng mới của Nghị định. Sự đổi mới này đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ.
Theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP, thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ quan, đơn vị, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò của người đứng đầu và của các tổ chức đoàn thể quần chúng. Các quy định pháp luật về thực hành dân chủ ở cơ quan nhà nước là cơ sở để phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo, động viên nguồn sức mạnh to lớn từ đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước đấu tranh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực.