Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng sử dụng quy định của quy chế dân chủ cơ sở

Một phần của tài liệu LUANVANHIEUNGU (Trang 56 - 62)

- Công tác đô thị, quản lý đô thị tài nguyên môi trường:

3.2.8.Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng sử dụng quy định của quy chế dân chủ cơ sở

Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN Ơ UBND PHƯỜNG 2, THÀNH

3.2.8.Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng sử dụng quy định của quy chế dân chủ cơ sở

của quy chế dân chủ cơ sở

Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật sẽ giúp cho người dân nắm bắt đƣợc pháp luật một cách kịp thời, sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Sẽ biết cách thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống, làm cho mọi công dân được tiếp cận với pháp luật.

KẾT LUẬN

Ý nghĩa, tác dụng của đề tài luận văn.

Dân chủ là mục tiêu quan trọng của Đảng, Nhà nước ta, và đồng thời cũng là nhu cầu, nguyện vọng thiết tha của nhân dân.

Dân chủ là yêu cầu, là nguyên tắc hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở, trong đó dân chủ ở cơ sở là bộ phận quan trọng, đảm bảo phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Pháp luật về dân chủ ở cơ sở là một nội dung quan trọng của pháp luật về dân chủ, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và công dân diễn ra ở cơ sở. Các quy phạm đó được thể hiện ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhưng được quy định và thể hiện tập trung chủ yếu tại các Nghị định 29, 79 CP/CP và được hoàn thiện Chỉ thị 30-CT/TW năm 1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ và Pháp lệnh số 34/2007 về thực hiện dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

Sau hơn 20 năm thực hiện dân chủ cơ sở nước ta đã có những chuyển biến về mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội. Trong đó nền kinh tế phát triển mới một mức độ cao, đảm bảo mọi mặt cho đời sống nhân dân. Xã hội dần dần ổn định. Người dân phát huy quyền làm chủ của mình một cách có hiệu quả trên cả hai hình thức: Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Quyền và nghĩa vụ của công dân cũng đã được hiểu và tiến hành một cách có hiệu quả. Các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cũng đã phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và cũng cố nền dân chủ, tạo cho trong lòng nhân dân lòng tin vào các cơ quan nhà nước.

Với sự nhận thức nước ta là một nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân cũng như nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra đã không ít người nghiên cứu về vấn đề dân chủ cơ sở. Căn cứ vào tình hình thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trên địa bàn UBND phường 2 và tỉnh Quảng Trị trong

những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực song bên cạnh đó còn có nhiều hạn chế thiếu sót. Đề tài của tác giả góp một phần nhỏ trong việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, đánh giá thực trạng thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn UBND phường 2 và tỉnh Quảng Trị, những vấn đề đã đạt được, những vấn đề còn bất cập, hạn chế cũng từ đó tôi đưa và những nguyên nhân, giải pháp đồng thời có những kiến nghị để giúp cho việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địa bàn UBND phường 2, tỉnh Quảng Trị được tốt hơn trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng, những quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở là tương đối giống nhau nên trong quá trình nghiên cứu đề tài không thể không mắc những sai lầm, thiếu sót. Tôi cũng rất mong muốn nhận được sự phản hồi của bạn đọc để cho đề tài được hoàn thiện hơn và phát huy được tốt hơn giá trị của nó.

Những kết quả thu được

Quy chế dân chủ cơ sở đã được cấp ủy Đảng, chính quyền ngày càng quan tâm, được thể hiện qua việc đưa các nội dung thực hiện QCDC vào Nghị quyết, kế hoạch công tác của Đảng ủy, HĐND và UBND phường; BCĐ được quan tâm củng cố kiện toàn kịp thời. Việc thực hiện QCDC gắn với công tác tự phê bình và phê bình từ trong nội bộ BCH Đảng ủy, cán bộ, đảng viên ở các Chi bộ, cán bộ đảng viên trên địa bàn khu phố để nhân dân kiểm tra giám sát và góp ý; cùng với việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của BCH Trung ương Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “ tự diễn biến”, “ tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với việc học tập Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đã tạo được bước chuyển biến rõ nét về

nhận thức, về quan điểm lập trường, tư tưởng đạo đức, lối sống của hầu hết đảng viên ở Đảng bộ.

Qua thực hiện QCDC cơ sở, cán bộ, chính quyền thể hiện mối quan hệ với nhân dân tốt hơn, thực hiện các quy định về quản lý nhà nước đi vào nề nếp, đúng pháp luật, làm việc có chương trình kế hoạch và hiệu quả hơn.

Vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong việc tuyên truyền vận động thực hiện QCDC có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều khu phố thực hiện tốt công tác tự nguyện, tựu quản, hòa giải tại khu dân cư.

Nhân dân có ý thức hơn trong việc thực hiện QCDC cơ sở, thông qua việc tham gia hội họp, mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở cũng như việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.

Phương hướng áp dụng quy chế dân chủ trong tương lai.

Thứ nhất, các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể tiếp tục quán

triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn nữa các quan điểm chỉ đạo trong Chỉ thị 30-CT/TW và Kết luận 120-KL/TW của Bộ Chính trị và các văn bản liên quan của Đảng, Nhà nước gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC tại từng địa phương, cơ quan, đơn vị bảo đảm thực chất và hiệu quả; triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn nữa, đưa việc xây dựng và thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở đi vào nền nếp.

Thứ hai, các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp tiếp tục nâng

cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính; đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của nhân dân và doanh nghiệp. Người đứng đầu các ngành, các cấp thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân, tăng cường đối thoại, quan tâm giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, không để phát sinh các điểm nóng, vụ việc phức tạp, kéo dài. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; nâng cao đạo đức công vụ, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng chính quyền thật sự liêm chính, phục vụ nhân dân.

Thứ ba, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt hơn vai trò giám

sát và phản biện xã hội, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tại địa phương. Tiếp tục lồng ghép có hiệu quả các nội dung của QCDC ở cơ sở với việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thông qua đó, vừa góp phần thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở vừa chăm lo tốt hơn đời sống của nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, đồng bào bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai.

Thứ tư, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của

Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC các cấp. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở tại, kịp thời chấn chỉnh sai phạm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, kích động gây rối, làm mất an ninh, trật tự ở cơ sở, làm hại đến lợi ích của nhân dân.

Thứ năm, tạo điều kiện để nhân dân tiếp cận với thông tin, nhất là thông tin về

các chính sách, pháp luật; chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện tốt quy chế, hương ước, quy ước ở địa phương. Kịp thời khuyến khích và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình tốt về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, làm

Một số kiến nghị đối với cơ quan, đơn vị nơi thực tập.

Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là

cán bộ cấp cơ sở đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của nhân dân và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo QCDC ở cơ sở các cấp gắn với trách nhiệm của từng cá nhân được phân công phụ trách địa phương và các lĩnh vực; tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về thực hiện QCDC cho các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC cấp cơ sở. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở, chú trọng ở những ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình chỉ đạo, thực hiện QCDC, cần có sự hướng dẫn giải quyết kịp thời, đồng bộ của các bộ, ngành Trung ương đối với một số kiến nghị, vướng mắc ở địa phương, đơn vị về xây dựng và thực hiện QCDC tạo điều kiện cho việc thực hiện QCDC thống nhất, hiệu quả.

Thực hiện dân chủ đi đôi với giữ vững kỉ cương, chấp hành pháp luật, đề nghị Trung Ương cần có sự hướng dẫn, quy định để xử lí nghiêm những cá nhân lợi dụng dân chủ vu khống cán bộ, đảng viên; kích động gây rối làm mất ổn định tình hình anh ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu LUANVANHIEUNGU (Trang 56 - 62)