Venezuela là thất bại của phe cánh tả

Một phần của tài liệu BCA034 (Trang 35 - 36)

TTXVN (bloomberg.com) - Trong bối cảnh Venezuela ngày càng tiến sát tới bờ vực sụp đổ về kinh tế và chính trị, các bên ngày càng tranh cãi và đổ lỗi lẫn nhau gay gắt gơn. Tại Mỹ, phe Cộng hòa gắn mác cho quốc gia Mỹ Latinh này là đất nước “xã hội chủ nghĩa”, tận dụng những vấn đề của Venezuela như một vũ khí để tấn công phe Dân chủ thiên tả. Trong khi đó, các nhà bình luận cánh tả lại cho rằng Venezuela là một quốc gia dầu mỏ thất bại với sự lãnh đạo yếu kém, và những gì diễn ra không phải là một cuộc thử nghiệm của những tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Vậy ai mới là người có lý?

Nhìn vào chi tiêu chính phủ tính theo GDP, người ta khó có thể coi Venezuela là một quốc gia theo đường lối chủ nghĩa xã hội. Trong những năm gần đây, chi tiêu chính phủ tại Venezuela ước tính tương đương khoảng 40% GDP, song con số này không thực sự khả tín. Theo tính toán của Mỹ, số liệu chính xác hơn phải là khoảng 37% GDP.

Các nền kinh tế mới nổi khó có thể thực hiện các chương trình chính phủ như các nước giàu có hơn và nếu có thì cũng không thể vận hành chúng một cách hiệu quả như vậy. Các nước nghèo với nỗ lực mở rộng chính phủ ở quy mô của các nước giàu có, như Brazil và Venezuela, thường có các hoạt động kinh tế ở dưới mức trung bình.

Hơn thế nữa, tốc độ thay đổi mức chi tiêu cũng là một nhân tố quan trọng. Chi tiêu chính phủ của Venezuela trong năm 2000 chỉ là 28%, tới gần đây đạt 40%, một tốc độ gia tăng rất lớn. Với việc đẩy mạnh chi tiêu, chính phủ tại Venezuela phát đi thông điệp cho thấy chìa khóa dẫn tới sự giàu có trong tương lai là thực hiện những gì chính phủ muốn chứ không phải là thúc đẩy các hoạt động kinh doanh mới.

Ngành xuất khẩu, yếu tố có vai trò quan trọng đặc biệt đối với hầu hết các nước đang phát triển, giúp đem lại nguồn ngoại hối, các mối liên hệ với thị trường nước ngoài, và buộc một phần nền kinh tế phải học cách cạnh tranh với các doanh nghiệp mạnh ở nước khác. Tuy nhiên, 90% ngành xuất khẩu của Venezuela là dầu mỏ, và nguồn tài nguyên này lại thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của chính phủ.

Chile thận trọng kiểm soát trữ lượng đồng của mình (một nguồn hàng xuất khẩu chủ lực), trong khi giới lãnh đạo Venezuela lại xem dầu mỏ là nguồn “quỹ đen” cho chính bản thân mình và những nhóm lợi ích liên quan, sẵn sàng rút ruột các khoản thu từ dầu mỏ. Con gái của cố lãnh đạo Hugo Chavez, người qua đời cách đây 6 năm, vẫn được xem là một trong những người giàu nhất Venezuela hiện nay. Tất nhiên, sự giàu có của họ phần

lớn đến từ các nguồn lợi thu được từ tài nguyên mà chính quyền sở hữu, và nó diễn ra khi người dân thường Venezuela đang phải chật vật trong nghèo đói.

Thực tế, các hoạt động quốc hữu hóa dưới thời Chavez đã diễn ra trên quy mô rất lớn, bao trùm hầu hết các khía cạnh của ngành sản xuất dầu mỏ, và một phần của các ngành nông nghiệp, vận tải, điện lực, thép, thông tin liên lạc và tài chính. Dù nhiều hoạt động chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ song nguy cơ quyền sở hữu tư nhân sẽ bị thu hẹp nhiều hơn nữa đã khiến giới đầu tư lo ngại và phát đi tín hiệu không mấy tích cực về hướng đi của quốc gia Mỹ Latinh này.

Điều quan trọng hơn, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản hay các hệ thống khác có ý nghĩa thế nào không chỉ phụ thuộc vào điều kiện mà chúng tạo ra mà còn bởi những ý tưởng mà chúng lan truyền. Điều này đúng ngay cả khi các tư tưởng được tái hiện và phát huy không hoàn chỉnh hoặc thiếu hoàn hảo.

Hugo Chavez đã có rất nhiều bài phát biểu toàn cầu hóa và phản đối nền kinh tế thị trường. Năm 2005, ông nói: “Tư hữu hóa là kế hoạch của những kẻ tân tự do và có tư tưởng đế quốc. Chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực không thể tư hữu hóa bởi đó là quyền con người cơ bản, điều này cũng đúng với giáo dục, nước sạch, điện và những dịch vụ công khác. Không thể chấp nhận những nguồn vốn tư nhân của những lực lượng không thèm đếm xỉa gì đến quyền con người”.

Cũng giống như các bình luận khen ngợi các chế độ chống tư bản và chống Mỹ như Belarus hay Iran, nhiều phát biểu của ông Chavez có thể chỉ được xem là những động thái chính trị đơn thuần. Tuy nhiên, điều này vẫn tiếp diễn dưới thời người kế nhiệm Nicolas Maduro, người cho tới nay vẫn thất bại trong việc tận dụng vị thế của mình để giúp người dân Venezuela hiểu được những lợi ích của chủ nghĩa tư bản và toàn cầu hóa – một sự đối lập rõ ràng với nhiều lãnh đạo tại Đông Á. Thay vào đó, việc đẩy mạnh các ý tưởng xã hội chủ nghĩa càng khiến xã hội Venezuela khó phát triển kinh tế mạnh mẽ trong khi lại dễ tổn thương và sụp đổ hơn bao giờ hết.

LIÊN BANG NGA

Một phần của tài liệu BCA034 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w