2, 3 (Các nhiệm vụ, quyền hạn còn lại như quy định tại Điều 33)
BAN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Điều 93. Vị trí của Ban của Hội đồng nhân dân
1. Ban là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, dự án, đề án, báo cáo được Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân giao; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của mình.
2. Ban của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp thì báo cáo công tác trước Thường trực Hội đồng nhân dân.
Điều 94. Số lượng các Ban của Hội đồng nhân dân
1. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập các ban gồm: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế và ngân sách, Ban Văn hóa – Xã hội; nơi nào có nhiều dân tộc ít người thì thành lập Ban Dân tộc.
2. Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (và quận: nếu thực hiện theo phương án 2 của Điều 3) thành lập các ban gồm: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế – Xã hội; nơi nào có nhiều dân tộc ít người thì thành lập Ban Dân tộc.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định điều kiện để thành lập Ban Dân tộc quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
Điều 95. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban pháp chế của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (và quận: nếu thực hiện theo phương án 2 của Điều 3)
đến lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính.
2. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
3. Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp về lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
4. Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
5. Tham gia xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật ở địa phương.
6. Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân.
Điều 96. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kinh tế và ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân liên quan đến lĩnh vực kinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường.
2. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực kinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
3. Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp về lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật,
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về lĩnh vực kinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường.
4. Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường tại địa phương.
5. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường.
6. Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân.
Điều 97. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Văn hoá - Xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân liên quan đến lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao và chính sách tôn giáo.
2. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao và chính sách tôn giáo do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
3. Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp về lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao và chính sách tôn giáo; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao và chính sách tôn giáo. 4. Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao và chính sách tôn giáo tại địa phương.
5. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao và chính sách tôn giáo.
6. Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân.
Điều 98. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kinh tế - Xã hội của Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (và quận: nếu thực hiện theo phương án 2 của Điều 3)
1. Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân liên quan đến lĩnh vực kinh tế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và đời sống, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
2. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực kinh tế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và đời sống, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
3. Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp về lĩnh vực kinh tế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và đời sống, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về lĩnh vực kinh tế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và đời sống, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
4. Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh tế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và đời sống, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo tại địa phương.
5. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và đời sống, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
6. Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân.
Điều 99. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (và quận: nếu thực hiện theo phương án 2 của Điều 3)
1. Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân liên quan đến lĩnh vực dân tộc.
2. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến việc thực hiện chính sách dân tộc do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp về lĩnh vực dân tộc; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về lĩnh vực dân tộc.
4. Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực dân tộc tại địa phương.
5. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc. 6. Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân.
Điều 100. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
(và quận: nếu thực hiện theo phương án 2 của Điều 3) ở những nơi không thành lập Ban Dân tộc
Ở những đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (và quận) có nhiều dân tộc ít người nhưng Hội đồng nhân dân không thành lập Ban dân tộc thì Ban Văn hoá - Xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban Kinh tế - Xã hội của Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (và quận) thực hiện bổ sung những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 99 của Luật này.
Điều 101. Cơ cấu tổ chức của Ban của Hội đồng nhân dân
1. Ban của Hội đồng nhân dân gồm có Trưởng Ban, một hoặc một số Phó Trưởng Ban và các Ủy viên.
2. Hội đồng nhân dân bầu Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; phê chuẩn danh sách các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
3. Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương làm việc chuyên trách; một hoặc một số Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có thể làm việc chuyên trách do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Điều 102. Nhiệm kỳ và nguyên tắc làm việc của Ban của Hội đồng nhân dân
1. Nhiệm kỳ của Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.
2. Ban của Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Các thành viên của Ban của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban trước Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ban của Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn được Ban phân công.
Điều 103. Hiệu quả hoạt động của Ban của Hội đồng nhân dân
1. Hiệu quả hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả các phiên họp toàn thể của Ban và của các thành viên của Ban.
2. Ban của Hội đồng nhân dân họp ít nhất mỗi quý một lần để kiểm điểm việc thực hiện chương trình công tác của Ban. Thành viên của Ban có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban, trong trường hợp không thể tham dự được thì phải báo cáo với Trưởng Ban.
Điều 104. Quan hệ phối hợp công tác của các Ban của Hội đồng nhân dân
1. Các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp công tác và trao đổi kinh nghiệm hoạt động về những vấn đề có liên quan.
2. Các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khi các cơ quan này về công tác ở địa phương.
3. Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực hoạt động của mình với các Ban tương ứng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
4. Ban của Hội đồng nhân dân cử Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban hoặc thành viên tham gia hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp khi Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu.
5. Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về những vấn đề mà Ban của Hội đồng nhân dân yêu cầu và tạo điều kiện để Ban hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 105. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, dự án, đề án, báo cáo của Ban của Hội đồng nhân dân
1. Để chuẩn bị cho việc thẩm tra, Ban của Hội đồng nhân dân cử thành viên tham gia nghiên cứu dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án; yêu cầu cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu và trình bày về vấn đề mà Ban thẩm tra, tổ chức họp lấy ý kiến của những người am hiểu về vấn đề đó, khảo sát tình hình thực tế tại địa phương về những nội dung liên quan đến dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án.
2. Việc thẩm tra dự thảo nghị quyết, dự án, đề án, báo cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, dự án, đề án, báo cáo trình bày;