CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu dt_luat_cqdp (Trang 89 - 93)

2, 3 (Các nhiệm vụ, quyền hạn còn lại như quy định tại Điều 33)

CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN

Điều 129. Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có sở và cơ quan tương đương sở.

2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (và quận: nếu thực hiện theo phương án của Điều 3) gồm có phòng và cơ quan tương đương phòng.

3. (Khoản 3 có 2 phương án):

Phương án 1: (Nếu thực hiện theo phương án 1 của Điều 3: không tổ chức HĐND ở quận, phường) thì không quy định khoản 3 này mà được quy định tại Chương VI)

Phương án 2: (Nếu thực hiện theo phương án 2 của Điều 3: HĐND được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính)

Cơ quan chuyên môn đặt tại quận gồm 2 loại cơ quan sau: a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận;

Điều 130. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

1. Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân và sự thống nhất, thông suốt, quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.

2. Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức cơ quan chuyên môn quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

3. Phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.

4. Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các cơ quan của cấp trên đặt tại địa phương.

5. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân làm việc theo chế độ thủ trưởng.

Điều 131. Vị trí, chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

2. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban nhân dân, cơ quan cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu.

Điều 132. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

1. Trình Ủy ban nhân dân dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo nghị quyết của Ủy ban nhân dân; quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân dự thảo quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

4. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân.

5. Giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.

6. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

8. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp dưới và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ được giao.

10. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hoặc phân công của Ủy ban nhân dân.

11. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòng nghiệp vụ, đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên và theo quy định của Ủy ban nhân dân.

12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân.

13. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định của pháp luật, theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân.

14. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên.

Điều 133. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

1. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.

2. (Khoản 2 có 2 phương án):

Phương án 1: (Nếu thực hiện theo phương án 1 của Điều 3: không tổ chức HĐND ở quận, phường) thì không quy định khoản 2 này mà được quy định tại Chương VI)

Phương án 2: (Nếu thực hiện theo phương án 2 của Điều 3: HĐND được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính)

Giám đốc Sở chuyên ngành sau khi trao đổi với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng cơ quan chuyên môn của Sở chuyên ngành đặt tại địa bàn quận.

Điều 134. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

1. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao tại địa phương và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn của cơ quan nhà nước cấp trên quản lý chuyên ngành.

2. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân giải quyết các công việc sau:

a) Công việc thuộc thẩm quyền, chức năng được pháp luật quy định; b) Giải quyết những kiến nghị của các tổ chức, cá nhân thuộc chức năng, thẩm quyền; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân những việc vượt thẩm quyền hoặc những việc đã phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết nhưng ý kiến chưa thống nhất;

c) Tham gia đề xuất ý kiến về những công việc chung của Ủy ban nhân dân và thực hiện một số công việc cụ thể theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và phân cấp của thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên quản lý chuyên ngành;

d) Tham gia ý kiến với các cơ quan chuyên môn khác cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp dưới để xử lý các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền;

đ) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân quyết định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu, tổ chức của cơ quan chuyên môn;

e) Thực hiện công tác cải cách hành chính trong nội bộ cơ quan và tham gia công tác cải cách hành chính của địa phương.

3. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quyết định, chỉ đạo của cấp trên. Trường hợp chậm hoặc không thực hiện được phải kịp thời báo cáo rõ lý do. Khi có căn cứ là quyết định đó trái pháp luật, thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định.

4. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân về toàn bộ công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của mình và những công việc được uỷ quyền, kể cả khi đã phân công hoặc uỷ nhiệm cho cấp phó.

Điều 135. Thẩm quyền quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân; hướng dẫn về tổ chức một số cơ quan chuyên môn để Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định phù hợp với đặc điểm riêng của địa phương.

Chương VI

(Chương VI này áp dụng đối với phương án 1 của Điều 3: không tổ chức HĐND ở quận, phường; trường hợp thực hiện theo phương án 2 của Điều 3 thì

không quy định Chương VI này)

Một phần của tài liệu dt_luat_cqdp (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w