PHẠM VI, TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu dt_luat_cqdp (Trang 85 - 88)

2, 3 (Các nhiệm vụ, quyền hạn còn lại như quy định tại Điều 33)

PHẠM VI, TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN

CỦA CÁC THÀNH VIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN

Điều 123. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân và thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân;

b) Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 115 của Luật này;

c) Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lý;

d) Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;

đ) Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ;

e) Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp,

luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cùng cấp;

g) Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương;

h) Tổ chức việc tiếp công dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật;

i) Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự ở địa phương và báo cáo Uỷ ban nhân dân trong phiên họp gần nhất.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực ở địa phương. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể thành lập các tổ chức tư vấn để giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân giải quyết công việc.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân uỷ quyền cho một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ đạo công việc của Ủy ban nhân dân khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt. Khi một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đi vắng, Chủ tịch trực tiếp giải quyết hoặc phân công một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân khác giải quyết công việc thay Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt.

Điều 124. Phạm vi, trách nhiệm, giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao trước Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân; đồng thời, cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước pháp luật.

3. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp thường kỳ hoặc bất thường của Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề được đưa ra phiên họp hoặc Phiếu lấy ý kiến biểu quyết.

4. Trong phạm vi, lĩnh vực được phân công, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính

sách, đề án phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương theo đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cao;

b) Chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình, Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước và nhiệm vụ thuộc phạm vi được phân công phụ trách;

c) Nhân danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ đạo, xử lý những vấn đề phát sinh hàng ngày thuộc phạm vi mình phụ trách; nghiên cứu phát hiện và đề xuất những vấn đề về chính sách cần bổ sung, sửa đổi thuộc lĩnh vực được phân công, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định;

d) Chấp hành và thực hiện những công việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao.

5. Trong phạm vi quyền hạn được giao, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ động xử lý công việc. Nếu vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực công tác của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân khác phụ trách thì chủ động phối hợp để giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đang chủ trì xử lý công việc đó báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.

6. Trong chỉ đạo điều hành, nếu có vấn đề liên quan hoặc thuộc lĩnh vực Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp phụ trách, những vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch, những vấn đề chưa được quy định, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ động đề xuất, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân để đưa ra phiên họp Ủy ban nhân dân thảo luận, quyết định.

Điều 125. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân

1. Ủy viên Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách một số lĩnh vực cụ thể; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân về công việc thuộc lĩnh vực được phân công.

2. Ủy viên Ủy ban nhân dân có trách nhiệm xem xét, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân giải quyết các đề nghị của đơn vị, cá nhân thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Ủy viên Ủy ban nhân dân phải dành thời gian thoả đáng để tham gia, phối hợp giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân; thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân uỷ quyền và báo cáo kết quả công việc với Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

3. Ủy viên Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp thường kỳ hoặc bất thường của Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề được đưa ra phiên họp hoặc Phiếu lấy ý kiến biểu quyết.

4. Ủy viên Ủy ban nhân dân được cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Mục 4

Một phần của tài liệu dt_luat_cqdp (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w