CP và tăng chất lượng DVKH.
* Chức năng
− Chức năng di chuyển (chức năng chủ đạo): Thực hiện chức năng này, vận chuyển tiêu tốn các nguồn lực: Thời gian, tài chính và môi trường.
+ Thời gian là nguồn lực chính mà vận chuyển tiêu tốn và do đó vận chuyển hợp lý khi chi phí thời gian vận chuyển ít nhất. Chi phí thời gian vận chuyển là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá trình độ dịch vụ logistics. Tăng tốc độ vận chuyển đảm bảo duy trì dự trữ hợp lý, giảm dự trữ trên đường và trong mạng lưới logistics, đồng thời cung cấp kịp thời hàng hoá cho khách hàng. Và do đó, tăng tốc độ vận chuyển hợp lý sẽ đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp thương mại
+ Vận chuyển hàng hoá gắn liền với các chi phí: phương tiện vận tải, lao động, quản lý, hao hụt..., có nghĩa vận chuyển hàng hoá tiêu tốn các nguồn lực tài chính. Một phương án vận chuyển hợp lý phải đảm bảo giảm chi phí vận chuyển đến mức thấp nhất.
+ Tác động tới môi trường: tiêu tốn nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần bị cạn kiệt, đồng thời làm ô nhiễm môi trường không khí, gây tiếng ồn, làm tắc nghẽn giao thông...
− Chức năng dự trữ (chức năng tạm thời, không cơ bản): phát sinh khi cần dự trữ trên đường, dự trữ trong t/gian ngắn ngày. Dự trữ hàng hoá trong vận chuyển phụ thuộc vào tốc độ và cường độ vận chuyển. Phương tiện vận tải có tốc độ càng cao thì dự trữ trên đường càng nhỏ. →Cần tiết kiệm CP bốc dỡ, nhanh chóng vận chuyển tiếp
II. Các loại hình vận chuyển hàng hóa
1. Phân loại theo con đường vận chuyển
Đ
ườ
ng
s
ắt
− Khả năng vận chuyển nhiều loại hh − Vận tải đường dài với khối lượng lớn − Tốc độ chậm (trừ tàu cao tốc)
− Lịch trình cố định, ko linh hoạt − Mức độ tiếp cận ko cao
− Số lượng nhà cung cấp dvụ ít
− Giá thấp (CP cố định cao, CP biến đổi thấp) Xử lý đơn đặt hàng Chuẩn bị lô hàng Chuyển đơn đặt hàng Vận chuyển lô hàng Đơn đặt hàng của KH Cung ứng cho KH
Đ
ườ
ng
th
ủy
− Vận tải thủy nội địa và quốc tế − Khối lượng vc lớn và rất lớn − Tốc độ chậm (thời gian vc dài) − Mức độ tiếp cận thấp
− Vc hh cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp, dễ đổ vỡ
− Phụ thuộc mạng lưới sông ngòi, điều kiện thời tiết, bến bãi − Giá cước vc thấp nhất Đ ườ ng b ộ − Mức độ tiếp cận cao
− Rất linh hoạt (trọng tải, con đường) − Thời gian vận chuyển nhanh
− Khối lượng vận chuyển trung bình − Nhiều nhà cung ứng dịch vụ
− Giá tương đối cao (CP biến đổi cao)
Đ ườ ng h àn g kh ôn
g − Tốc độ cao nhất (thời gian vận chuyển nhanh) − Mức độ tiếp cận thấp
− Vận chuyển hàng hóa giá trị cao, trọng lượng thấp, sp mau hỏng, gọn nhẹ − An toàn hàng hóa cao
− Thủ tục phức tạp − Số nhà cung ứng dvụ ít
− Giá quá cao (CP cố định và biến đổi cao)
Đ
ườ
ng
ố
ng
− Vận chuyển chuyên dụng (nước, hóa chất, khí đốt, dầu)
− Chất lượng dịch vụ rất cao với CP cố định cao, CP biến đổi thấp − Thời gian vận chuyển liên tục
− Hàng hóa ít bị thất thoát, hư hỏng − Ko bị ảnh hưởng bởi thời tiết
2. Phân loại theo đặc trưng sở hữu và mức độ điều tiết (ko thi)
− Vận chuyển riêng là loại hình vận chuyển trong đó, các doanh nghiệp (không phải kinh doanh vận tải) có phương tiện vận tải và tự cung cấp dịch vụ vận chuyển cho riêng mình. Vận chuyển riêng ít bị điều tiết bởi luật kinh tế, tuy nhiên phải tuân thủ những điều luật liên quan đến di chuyển những hàng hoá nguy hiểm, đến an toàn lao động, phương tiện, và các điều luật xã hội khác do nhà nước ban hành.
− Vận chuyển hợp đồng: Người vận chuyển hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải cho khách hàng có chọn lọc. Cơ sở của hợp đồng là sự thoả thuận về chi phí và dịch vụ giữa người vận chuyển và chủ hàng mà không bị nhà nước chi phối. Trong từng thời kỳ, người vận chuyển hợp đồng bị hạn chế tuyến đường và hàng hoá vận chuyển, do đó hạn chế lượng khách hàng và khả năng cạnh tranh trực tiếp với những người vận chuyển chung (vận chuyển công cộng).
− Vận chuyển chung (công cộng): Cơ sở căn bản của hệ thống vận chuyển chung là những người vận chuyển chung (common carriers). Vận chuyển chung có trách
nhiệm cung cấp dịch vụ với mức giá chung (được qui định) cho công chúng. Quyền hạn vận chuyển chung có thể cho mọi hàng hoá, hoặc giới hạn chuyên môn hoá cho các loại hàng. Đồng thời người vận chuyển chung được định rõ khu vực địa lý hoạt động.
3. Phân loại theo mức độ phối hợp các phương tiện vận tải
* Vận chuyển đơn phương tiện: − Chỉ sử dụng một loại phương tiện − Chuyên doanh hóa cao
− Giao dịch phức tạp và tăng CP trong trường hợp vận chuyển trên nhiều tuyến đường
* Vận chuyển đa phương tiện
− 1 DN vận tải cung ứng vận chuyển phối hợp nhiều loại phương tiện để khai thác ưu thế của từng loại
− Chất lượng dịch vụ nhất quán − Tổng CP thấp nhất
− Cần phân biệt với vận chuyển đứt đoạn
III. Chi phí vận chuyển và chính sách giá cước vận chuyển
1. Các yếu tố tác động đến chi phí vận chuyển hh (áp dụng cho vc riêng)
a. Yếu tố sản phẩm (5 yếu tố)
* Khối lượng hàng hóa vận chuyển:
− Là trọng lượng toàn bộ hh cần vận chuyển
− Tác động đến CP: lợi thế kinh tế theo quy mô: khối lượng vận chuyển càng tăng thì chi phí vận chuyển bình quân càng giảm. Đó là do chi phí cố định được phân bổ đều cho toàn bộ khối lượng hàng hoá vận chuyển.
→ Ứng dụng: tập hợp các lô hàng nhỏ tạo khối lượng vận chuyển lớn (chở hết trọng tải của xe)
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa khối lượng và chi phí vận chuyển
Giá/ đv khối lượng
* Khoảng cách:
− Là chiều dài mà DN phải vận chuyển hh từ nơi sản xuất tới NTD
− Tác động: khoảng cách càng xa thì tổng CP càng lớn nhưng CP bình quân giảm + Đường cong chi phí không bắt đầu từ gốc toạ độ do chi phí cố định không phụ thuộc vào khoảng cách;
+ Đường cong chi phí là hàm của khoảng cách,và khi khoảng cách tăng lên,tốc độ tăng chi phí đơn vị giảm dần.Và nếu tính chi phí cho 1t.km thì khi khoảng cách tăng, chi phí bình quân 1 t.km giảm dần.
→ Ứng dụng: phối hợp nhiều địa điểm giao hàng trên cùng tuyến đường vận chuyển và sử dụng 1 nhà cung cấp dịch vụ vận tải (tránh vc đứt đoạn), sử dụng vận chuyển đa phương tin
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ khoảng cách và chi phí
Giá cước
Khoảng cách * Độ chặt (mật độ) hàng hóa
− Là tương quan giữa dung tích chiếm chỗ và khối lượng hh − Tác động: độ chặt cao sẽ giúp chuyên chở hiệu quả
+ do chi phí vận chuyển luôn luôn được xác định trên 1 đơn vị khối lượng. Phương tiện bị hạn chế sức chở bởi dung tích hơn là trọng tải. Do lao động và chi phí nhiên liệu không chịu ảnh hưởng nhiều bởi trọng tải nên sản phẩm có độ chặt càng cao, chi phí bình quân đơn vị khối lượng vận chuyển càng thấp
→ Ứng dụng: đóng kiện hh và tiêu chuẩn hóa bao bì. VD: đóng bao bì hút chân không để đóng kiện
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa độ chặt và chi phí
Giá/ đv khối Lượn
* Hình dạng, kích thước
− Tác động: ảnh hưởng đến dung tích vận tải
+ H/hóa cồng kềnh, hình dạng không đồng nhất sẽ giảm hệ số trọng tải, tăng CP → Ứng dụng: tháo rời hh (nếu có thể) để vc dưới dạng đóng hộp linh kiện
Chi phí
Hình dạng * Điều kiện bảo quản và xếp dỡ hàng hóa
− Tác động: chi phí sẽ cao hơn nếu cần thiết bị chuyên dụng để xếp dỡ hàng hóa, đòi hỏi bảo quản đặc biệt (xe lạnh)
→ cần tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện bảo quản để đảm bảo chất lượng → không ứng dụng được
* Trách nhiệm pháp lý
− Liên quan đến rủi ro, thiệt hại trong quá trình vận chuyển: hh dễ hỏng, dễ vỡ trong chất xếp, nguy cơ cháy nổ, trộm cắp…
− Tác động: tăng chi phí khi:
+ Vận chuyển hh đến những khu vực có rủi ro cao (chính trị ko ổn định, cướp biển…)
+ Giá trị hh cao, xác suất xảy ra rủi ro lớn
+ Người vận tải phải chịu trách nhiệm trên đường
→ Ứng dụng: chủ hàng cần cải tiến bao bì, mua bảo hiểm, chủ động giám sát. Người giao hàng có thể giảm rủi ro và do đó giảm chi phí vận chuyển bằng cách cải tiến bao gói hoặc giảm bớt những khả năng xảy ra hao hụt hoặc thiệt hại
b. Yếu tố thị trường
* Sự phân bố cân đối giữa nguồn hàng và khách hàng
− Càng phân bố cân đối thì càng tận dụng được hành trình không tải (Sự phân bố này càng cân đối tạo nên khả năng sử dụng phương tiện vận tải chạy 2 chiều và do đó giảm được chi phí vận chuyển.)
→ thiết kế mạng lưới và lựa chọn hành trình vận chuyển hợp lý * Sự cạnh tranh giữa các đơn vị vận tải
− Khi mật độ cạnh tranh của các nhà cung cấp càng cao thì chi phí vận chuyển càng giảm
* Khoảng cách:
− Khoảng cách càng xa, tổng CP càng lớn nhưng CP bình quân giảm.
→ Phối hợp nhiều địa điểm giao hàng trên cùng tuyến đường vận chuyển và sử dụng 1 nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển
2. Chính sách giá cước của các đơn vị vận tải
Giá cước mà nhà quản trị phải trả tương ứng với các đặc trưng chi phí của mỗi loại hình vận chuyển.
a. Các thành phần cấu tạo nên chi phí vận chuyển
− Chi phí cố định: bao gồm việc mua các thiết bị vận tải, lệ phí con đường, bảo dưỡng, chi phí quản lý nhà ga bến cảng, chi phí quản lý hành chính…
− Chi phí biến đổi: thường là những chi phí gắn liền với quá trình vận chuyển hàng hóa như xăng dầu, lao động, bảo dưỡng thiết bị, bảo quản hàng hóa và những chi phí tạo lập lô hàng và cung ứng.
b. Chiến lược giá cước chi phí
Giá cước được xác định theo chi phí dịch vụ vận chuyển cộng với lợi nhuận biên. − Căn cứ vào các CP biến đổi, cố định và lợi nhuận biên để xác định giá cước. − Áp dụng vận chuyển hàng hóa có g/trị thấp hoặc trong tình thế cạnh tranh cao.
c. Chiến lược giá cước giá trị dịch vụ
− Giá cước được xác định theo giá trị dịch vụ mà người mua chấp nhận.
− Giá cao tương ứng với trình độ dịch vụ cao, tốc độ vận chuyển cao, dộ an toàn hàng hóa cao và các dịch vụ trọn gói...
− Trường hợp áp dụng:
+ Vận chuyển hàng hóa có giá trị cao
+ Tình huống cung ứng hàng hóa khẩn cấp cho thị trường + Môi trường cạnh tranh hạn chế
d. Chính sách giá hỗn hợp
− Là chính sách tạo ra mức giá trung gian giữa mức thấp nhất của giá theo chi phí và mức giá cao nhất của giá theo giá trị dịch vụ.
− Căn cứ vào các yếu tố: + Chi phí
+ Cạnh tranh
+ Nhu cầu khách hàng
→ Đây là chính sách được áp dụng phổ biến và có khả năng giúp doanh nghiệp phân tích và xử lý thông tin.
IV.Các quyết định cơ bản của quản trị vận chuyển hàng hóa