PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ, CON NGƯỜ

Một phần của tài liệu 1503100859246097DuthaoBCCT(sua3.3) (Trang 26 - 29)

1. Kết quả, nguyên nhân

40 Như khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, chế biến nông lâm sản, thủy điện, kinh tế đối ngoại, tin học, ngoại ngữ... ngoại, tin học, ngoại ngữ...

Hoạt động văn hóa tiếp tục được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Di sản văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy, gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo bền vững. Các hoạt động văn hóa ở cơ sở được đẩy mạnh. Hoạt động tuyên truyền lưu động, chiếu bóng lưu động, văn nghệ quần chúng ngày càng được nâng cao. Hệ thống thiết chế văn hóa từ cấp tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn, thôn, bản, khu phố từng bước được xây dựng và củng cố.

Xây dựng gia đình văn hóa và phòng chống bạo lực gia đình đạt được kết quả tích cực. Những vấn đề nổi cộm và cấp bách về xây dựng gia đình ở vùng cao như: hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn, bất bình đẳng giới, phụ nữ đi khỏi địa phương, chăm sóc, giáo dục trẻ em.. từng bước được khắc phục và quan tâm. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư có chuyển biến tích cực về chất lượng, từng bước đi vào chiều sâu. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về xây dựng văn hóa gia đình đã được triển khai rộng khắp và đạt nhiều kết quả. Toàn tỉnh có 78% số hộ gia

đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 67% thôn, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa;

95% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa.

Xây dựng văn hóa trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được chú trọng đã phát huy vai trò đoàn kết trong sản xuất kinh doanh, xây dựng văn hóa doanh nhân, đồng hành với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội và tín ngưỡng có chuyển biến tích cực. Nhận thức của người về ý nghĩa của việc cải tạo tập tục

lạc hậu, đơn giản hoá các thủ tục trong tổ chức lễ cưới, lễ tang được nâng lên41.

Lễ hội được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, chất lượng, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc đồng thời là điểm nhấn thu hút du khách đến với Lào Cai.

Báo chí, xuất bản giữ vững tôn chỉ, mục đích; cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin của nhân dân và góp phần nâng cao dân trí. Chương trình phát thanh, truyền hình Lào Cai được phát sóng lên vệ tinh năm 2012; 90% hộ dân được xem Truyền hình Việt Nam, 97% hộ dân được nghe Đài tiếng nói Việt Nam. Thông tin đối ngoại được quan tâm, đổi mới, nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh Lào Cai đến với bạn bè trong và ngoài nước.

Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì và có bước phát triển; tỷ lệ người luyện tập thể thao thường xuyên đạt 23%; mô hình các câu lạc bộ thể thao dân tộc phát huy hiệu quả, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể thao từng bước được quan tâm xây dựng. Thể thao thành tích cao được đầu tư phát triển,

đạt được kết quả cao so với giai đoạn trước42.

41 Đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao không còn thách cưới cao bằng bạc trắng, rượu, thịt, trâu, bò .... Ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không còn tình trạng cướp vợ, tảo hôn các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không còn tình trạng cướp vợ, tảo hôn

Nguyên nhân của kết quả: Văn hóa, thể thao đã có sự gắn kết chặt chẽ với các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quan hệ đối ngoại. Văn hóa xã hội được coi trọng đầu tư và phát triển. Đã có những giải pháp, cách làm, bước đi phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao phù hợp với đặc thù vùng cao theo hướng phát huy tối đa nội lực, kết hợp tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia, đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch.

2. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

Mức hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc trong tỉnh còn chênh

lệch. Nếp sống văn minh đô thị chưa tạo được chuyển biến tích cực. Nhiều phong tục tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ. Bản sắc văn hóa của một số dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, chưa có phương án bảo tồn, phát huy hiệu quả.

Đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp, các giá trị văn hoá gia đình, nếp sống gia đình truyền thống có nguy cơ mai một dẫn đến tình trạng bạo lực trong gia đình, phân biệt bình đẳng giới, bạo lực trẻ em, ly hôn, tảo hôn, sinh con thứ 3 còn tồn tại khá phổ biến.

Chưa có những định hướng sâu, tổ chức hoạt động chuyên đề, thường xuyên về văn hóa doanh nhân, văn hóa ứng xử trong sản xuất kinh doanh, văn hóa ứng xử với môi trường sống.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tuy được đẩy mạnh nhưng chưa toàn diện, có mặt còn hạn chế. Việc xây dựng quy ước, hương ước ở không ít cơ sở còn lúng túng, hình thức. Chất lượng các danh hiệu văn hóa được công nhận có nơi chưa cao, còn biểu hiện chạy theo hình thức.

Phong trào thể dục thể thao quần chúng tuy có sự phát triển nhưng không đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố, thị trấn. Các thế mạnh thể thao dân tộc chưa được khai thác hiệu quả.

Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm: Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao chưa đáp ứng được yêu cầu. Còn thiếu các chính sách văn hóa, thể thao mang tính đặc thù phù hợp với vùng cao. Việc ban hành chính sách và huy động

nguồn lực xã hội hóa về văn hóa, thể thao còn hạn chế, hiệu quả thấp. Nhận thức

về vai trò của gia đình và xây dựng nếp sống gia đình ở một số địa phương nhất là vùng sâu, vùng xa từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể đến nhân dân còn hạn chế, phiến diện. Công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình chưa được triển khai đều khắp dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến gia đình chưa được giải quyết. Tập tục lạc hậu đã tồn tại lâu đời trong đồng bào nên việc cải tạo gặp nhiều khó khăn.

3. Phương hướng, nhiệm vụ:

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Cải tạo tập tục lạc hậu, xây dựng nếp sống tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội gắn với xây dựng nông thôn mới và quy chế dân chủ cơ sở. Quản lý, phát triển đô thị gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị và quy chế đô thị. Gắn

cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" với các nội dung "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Chú trọng xây dựng các mô hình điểm về tổ chức việc cưới, việc tang văn minh phù hợp với từng địa bàn, từng dân tộc để áp dụng rộng rãi trong toàn tỉnh. Xây dựng mỗi trường học, mỗi cơ sở đào tạo từ cấp tỉnh đến cơ sở thực sự là môi trường giáo dục văn hóa, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, trí tuệ, nhân cách, lối sống. Xây dựng môi trường văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo hướng đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa. Thực hiện đúng quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan Nhà nước.

Xây dựng gia đình thực sự là môi trường hình thành, nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, văn hóa, giáo dục nếp sống con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Tích cực giải quyết những vấn đề nổi cộm và cấp bách về gia đình như hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, phụ nữ đi khỏi địa phương; chăm sóc, giáo dục trẻ em; rạn nứt trong quan hệ giữa các thế hệ, ly hôn... Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu.

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, thông tin. Tăng cường đầu tư, xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, chú trọng đến vùng khó khăn nhằm thu hẹp khoảng cách về mức hưởng thụ văn hóa, đồng thời bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, khôi phục, phát huy di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Lào

Một phần của tài liệu 1503100859246097DuthaoBCCT(sua3.3) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w