TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Một phần của tài liệu 1503100859246097DuthaoBCCT(sua3.3) (Trang 34 - 36)

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Kết quả, nguyên nhân

Tài nguyên đất đai được quản lý chặt chẽ. Công tác lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được triển khai đồng bộ ở cả 3 cấp là cơ sở cho việc khai thác sử dụng đúng mục đích. Công tác giải quyết các thủ tục về giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 85% tổng diện tích đất cần được giao, cấp giấy chứng nhận. Hình thức giao đất được chuyển đổi dần từ xét cấp sang đấu giá, từ thuê sang giao đất có thu tiền. Nguồn thu từ đất tăng gấp 2,2 lần so với giai đoạn trước đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở và phát triển đô thị của tỉnh.

Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được quan tâm. Việc lập quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch khoáng sản, tài nguyên nước được thực hiện đầy đủ, đồng bộ, kịp thời tạo ra căn cứ pháp lý cho công tác quản lý, cấp phép và đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản.

Xử lý chất thải, nước thải và những vấn đề liên quan đến môi trường thực hiện bước đầu đạt kết quả. Cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường đã và đang

được quan tâm đầu tư50. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về

bảo vệ môi trường được tăng cường, nhất là ở các khu công nghiệp, đô thị. Bước đầu hình thành một số mô hình về xử lý, thu gom rác thải bảo vệ môi trường. Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai và được lồng ghép vào các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nguyên nhân của kết quả: Nhận thức của các cấp uỷ đảng chính quyền, doanh nghiệp và người dân về công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được nâng lên. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được đẩy mạnh; quy hoạch sử dụng đất được công khai, minh bạch. Đầu tư cho bảo vệ tài nguyên và môi trường được ưu tiên nguồn lực, nguồn chi sự nghiệp bảo vệ môi trường được tăng cường và sử dụng có hiệu quả.

2. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

Vi phạm trong quản lý và sử dụng đất vẫn còn xảy ra. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, sắp xếp tái định cư còn phát sinh khiếu kiện, chưa được giải quyết kịp thời.

50 Cơ bản các bệnh viện từ tuyến huyện đến tỉnh có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đảm bảo tiêuchuẩn; môi trường tại các khu công nghiệp trọng điểm (Khu công nghiệp Đông Phố Mới và Tằng Loỏng) chuẩn; môi trường tại các khu công nghiệp trọng điểm (Khu công nghiệp Đông Phố Mới và Tằng Loỏng) được đầu tư; triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung tại thành phố Lào Cai, Sa Pa và khu xử lý chất thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường tại các huyện…

Khai thác khoáng sản trái phép chưa được ngăn chặn triệt để, đặc biệt là một số loại khoáng sản quý; việc đầu tư cơ sở hạ tầng xử lý chất thải đô thị, khu công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Ô nhiễm môi trường trong hoạt động công nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản chưa được xử lý triệt để.

Việc ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học chưa được triển khai đồng bộ, chưa thực sự gắn kết với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh và các lĩnh vực; hiện tượng hoang mạc hoá ở một số huyện vùng cao chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết; nguồn nước mặt các sông, suối trên địa bàn đang có dấu hiệu suy giảm cả về chất lượng và lưu lượng...

Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm: Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân về quản lý tài nguyên và bảo

vệ môi trường chưa đầy đủ51. Phối hợp quản lý giữa các ngành, các cấp chưa

chặt chẽ, nhiệm vụ còn chồng chéo; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và bảo vệ môi trường còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn; Hệ thống pháp luật về công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thường xuyên thay đổi. Chưa có chính sách khuyến khích phù hợp trong công tác xã hội hoá về bảo vệ môi trường. Chính sách đầu tư cho bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu và theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; nguồn chi sự nghiệp bảo vệ môi trường còn dàn trải...

3. Phương hướng, nhiệm vụ

Quản lý tài nguyên

Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên. Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát minh bạch. Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai. Sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả; từng bước khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong sử dụng đất; đẩy mạnh khai thác quỹ đất chưa sử dụng.

Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến của các nguồn tài nguyên. Chú trọng công tác điều tra cơ bản tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước.

Quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông, suối để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác và sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

Bảo vệ môi trường

Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường, bảo đảm chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường từ khâu lập, phê duyệt, triển khai thực hiện. Rà soát, yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chuyển đổi một số công nghệ cũ không phù hợp gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu khai thác, chế biến khoáng sản. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án

đầu tư xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải công nghiệp. Tập trung xử lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường và tái chế chất thải.

Quan tâm cải thiện chất lượng môi trường sống, cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường cho người dân, đặc biệt là ở các đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề. Đẩy mạnh phong trào vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn, vùng khó khăn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Tập trung xử lý triệt để, dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; áp dụng chế tài mạnh, xử lý nghiêm khắc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học

Tích cực triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Tích hợp kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế công trình, cơ sở hạ tầng dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư; cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của biến đổi khí hậu, đặc điểm sinh thái các vùng, địa phương; bảo vệ, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng, nhất là ở các huyện có nguy cơ sa mạc hoá; triển khai áp dụng các mô hình quản lý rừng bền vững. Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát biến đổi khí hậu tại các khu vực trọng điểm; Xây dựng bản đồ ngập lụt, bản đồ rủi ro thiên tai, khí hậu theo các kịch bản; Phát triển mạng lưới quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thuỷ văn, tiến tới tự động hoá các trạm thuỷ văn của tỉnh, bảo đảm cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan.

Bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật hoang dã, các giống cây trồng, cây dược liệu, vật nuôi có giá trị, loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của sinh vật ngoại lai xâm hại.

Một phần của tài liệu 1503100859246097DuthaoBCCT(sua3.3) (Trang 34 - 36)