QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN XÃ HỘI; THỰC HIỆN TIẾN BỘ CÔNG BẰNG XÃ HỘ

Một phần của tài liệu 1503100859246097DuthaoBCCT(sua3.3) (Trang 29 - 34)

động văn học nghệ thuật.

Phát triển hệ thống báo chí cách mạng Lào Cai chuyên nghiệp, hiện đại, nhân văn, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân. Đầu tư, nâng cao năng lực Đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thống thông tin truyền thông cơ sở. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nâng cao thể lực, tầm vóc của người Lào Cai; chú trọng phát triển các môn thể thao dân tộc. Tăng cường chất lượng huấn luyện thể thao thành tích cao, trong đó tập trung vào những môn được xác định là tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 có từ 30 – 35% dân số luyện tập thể thao thường xuyên; 100% số huyện, thành phố trong tỉnh có ít nhất 1 trong 3 công trình thể dục thể thao cơ bản (sân vận động, nhà tập, bể bơi); xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm thể thao Vùng Tây Bắc. Chủ động giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.

VI. QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN XÃ HỘI; THỰC HIỆN TIẾN BỘ CÔNG BẰNGXÃ HỘI XÃ HỘI

1. Kết quả, nguyên nhân

Công tác giảm nghèo được quan tâm, triển khai đồng bộ và đạt nhiều kết quả. Nhiều dự án, chính sách giảm nghèo được thực hiện hiệu quả, giúp nhiều hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 42,99% năm

2010 xuống còn 13,8% năm 2015; bình quân giảm 5,56%/năm, vượt mục tiêu Đại hội.

Công tác giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm. Hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm từng bước hình thành, đáp ứng nhu cầu của người lao động và sử dụng lao động trong việc tiếp cận với thị trường lao động trong và ngoài nước. Chú trọng công tác hướng nghiệp, tư vấn lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là ở nông thôn và các đối tượng là người nghèo, vùng khó khăn. Đến năm 2015, toàn tỉnh đã tạo việc làm tăng thêm cho 57.106 lao động, tăng 20% so với giai đoạn 2006 - 2010.

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội được chú trọng. Các đối tượng chính sách được quan tâm chăm sóc chu đáo, các đối tượng xã hội được hỗ trợ ổn định

đời sống43. Chính sách trợ cấp xã hội và bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận

nghèo được thực hiện đầy đủ44. Điều kiện, tiêu chuẩn, mức trợ cấp xã hội ngày

càng được mở rộng và nâng lên. Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em được thành

lập từ tỉnh đến cơ sở và thu được nhiều kết quả45.

Nhận thức và thực hiện chính sách, pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia

đình có tiến bộ. Thực hiện bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ có chuyển biến tốt46.

Tỷ lệ lao động nữ được đào tạo đạt trên 45%, trong đó được đào tạo nghề đạt trên 40%. Tỷ lệ nữ cán bộ tham gia công tác quản lý ở các doanh nghiệp ngày một tăng, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi khi sinh đã giảm đáng kể.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, hệ thống y tế được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ. Huy động nguồn lực lớn đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa cho phát triển sự nghiệp y tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực đáp ứng

nhiệm vụ phòng, chữa bệnh ngay từ cơ sở47. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh

dưỡng thể cân nặng/tuổi giảm còn 19,9% và giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

43 Thẩm định, giải quyết công nhận hưởng chính sách cho khoảng 600 người có công. Trợ cấp thườngxuyên khoảng 4 ngàn người, trợ cấp 1 lần cho trên 21 ngàn người xuyên khoảng 4 ngàn người, trợ cấp 1 lần cho trên 21 ngàn người

44 Đã cấp phát gần 1,55 triệu lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và cận nghèo; 100% người nghèođược hỗ trợ tiền điện;... được hỗ trợ tiền điện;...

45 Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giảm từ 6,2% năm 2010 xuống còn 5,2% năm 2015. Tỷ lệ trẻ emdưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế tăng từ 65% năm 2005 lên 98,75% năm 2015. Tỷ lệ xã phường phù hợp dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế tăng từ 65% năm 2005 lên 98,75% năm 2015. Tỷ lệ xã phường phù hợp với trẻ em đạt 96,9%.

46 Tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp uỷ các cấp của tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2015 bình quân đạt 16,78%,trong đó: Tỷ lệ nữ tham gia Đảng bộ tỉnh đạt 14,54%; Đảng bộ cấp huyện, thành phố và Đảng ủy trực thuộc đạt trong đó: Tỷ lệ nữ tham gia Đảng bộ tỉnh đạt 14,54%; Đảng bộ cấp huyện, thành phố và Đảng ủy trực thuộc đạt 16,59%; cấp ủy Đảng cơ sở đạt 19,21%. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khoá XIII đạt 33,33%, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016: cấp tỉnh đạt 35,18%, cấp thành phố đạt 36,67%, cấp xã đạt 21,48%.

47 Bệnh viện Đa khoa tỉnh được đầu tư xây dựng mới đồng bộ và đi vào hoạt động từ năm 2013; thành lậpmới Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện Nội tiết; nâng quy mô Bệnh viện y học cổ truyền; xây dựng mới Bệnh viện mới Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện Nội tiết; nâng quy mô Bệnh viện y học cổ truyền; xây dựng mới Bệnh viện Phục hồi chức năng. Các bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực đều được mở rộng, cải tạo nâng cấp, xây dựng mới; trang thiết bị đồng bộ đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Trạm y tế xã phường thị trấn được chú trọng đầu tư, 100% xã phường thị trấn có trạm y tế hoạt động; 87 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Phát triển cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập, cơ sở kinh doanh thuốc - vật tư y tế: Có 1 bệnh viện tư nhân đi vào hoạt động, 24 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân đa khoa và chuyên khoa được cấp phép hoạt động theo Luật Khám chữa bệnh. Các đơn vị kinh doanh thuốc, vật tư y tế gồm 09 công ty cổ phần, TNHH, với 119 cơ sở bán lẻ, 28 nhà thuốc tư nhân, 01 nhà thuốc bệnh viện và 102 đại lý bán thuốc. Đến nay 94,5 % người dân có thẻ bảo hiểm y tế. Đào tạo và phát triển nhân lực y tế được đặc biệt quan tâm đạt 9,3 bác sỹ và 1,2 dược sỹ đại học/vạn dân và có 40 bác sỹ xã (năm 2010 có 7,6 bác sỹ, 0,7 dược sỹ/ 10.000 dân và có 19 bác sỹ xã). 100% thôn bản có số nhân viên y tế thôn bản hoạt động.

xuống còn 1,3%, đạt mục tiêu Đại hội. Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai ở mức khá so với toàn quốc và ở mức cao so với các địa phương miền núi.

Công tác phòng chống tệ nạn xã hội được triển khai đồng bộ, quyết liệt; cai nghiện ma túy có nhiều chuyển biến tích cực với nhiều giải pháp mới, mô hình

hay đem lại hiệu quả rõ rệt48; nguồn lực, kết quả cai nghiện phục hồi được quan

tâm, nâng cao hơn so với giai đoạn trước49. Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội

được đa dạng hóa, triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả.

Công tác dân tộc được chú trọng, các chính sách dân tộc đã phát huy hiệu quả làm thay đổi diện mạo nông thôn, vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; các phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào từng bước được xóa bỏ; các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được đồng bào áp dụng trong sản xuất và đời sống; đã có nhiều mô hình sản xuất hàng hóa có thương hiệu cấp quốc gia. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp cán bộ người dân tộc thiểu số được quan tâm; đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. An ninh, chính trị vùng đồng bào dân tộc được đảm bảo. Hoạt động tôn giáo được quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

Nguyên nhân của kết quả: Hệ thống chính sách xã hội ngày càng được thể chế hóa một cách đồng bộ, sát với thực tiễn cuộc sống. Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai. Nhận thức về quyền, trách nhiệm của người dân ngày càng cao. Chính sách ưu đãi thu hút nhân lực cao, hỗ trợ công tác đào tạo chuyển giao kỹ thuật, chính sách hỗ trợ công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em, hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo tiếp tục phát huy hiệu quả cho phát triển sự nghiệp y tế.

2. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

Giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ cận nghèo cao, tiềm ẩn tái nghèo lớn. Đời sống của một bộ phận dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn, mức sống giữa người dân nông thôn mặc dù được nâng lên song vẫn còn khoảng cách đáng kể so với thành thị.

Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em ở một số nơi chưa được quan tâm; tình trạng trẻ em hư, trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng nhiều; công tác chăm sóc, phụng dưỡng người già, người tàn tật chưa đáp ứng được yêu cầu.

Chất lượng dịch vụ y tế còn hạn chế. Thiếu nguồn bác sỹ, dược sỹ. Cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh trên địa bàn còn khó khăn, nhất là cấp huyện. Bệnh nhân chuyển lên tuyến trên (tỉnh và Trung ương) để khám và điều trị chưa giảm. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và chất lượng dân số còn ở mức thấp. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn cao.

Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm: Một số lĩnh vực xã hội diễn biến phức tạp do tác động mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế chưa được quan tâm đúng mức để tập trung lãnh đạo giải quyết. Trong quá trình thực hiện

48 Mô hình điều trị nghiện ma túy bằng thuốc thay thế

49 Nâng cấp quy mô 02 trung tâm cai nghiện bắt buộc, thành lập được đội công tác xã hội tình nguyện tại60 xã, phường, thị trấn 60 xã, phường, thị trấn

còn lúng túng, thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết giữa các chính sách; năng lực tổ chức thực hiện còn yếu, việc tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ còn hạn chế. Điều kiện tự nhiên, xã hội còn nhiều khó khăn, dịch bệnh diễn biến bất thường. Tổ chức bộ máy ngành y tế có điểm bất cập, phân tán lực lượng, hạn chế phát triển y tế cơ sở. Nguồn lực đầu tư có hạn, nhu cầu đầu tư lớn vượt quá khả năng của địa phương. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia lĩnh vực y tế còn thấp và cắt giảm. Chưa có nhiều giải pháp cụ thể, phát huy hiệu quả chính sách xã hội hóa để đẩy mạnh phát triển cơ sở y tế.

3. Phương hướng, nhiệm vụ

Giải quyết vấn đề mất cân đối phát triển vùng, khoảng cách về thu nhập

Thực hiện các giải pháp, chính sách và quản lý để khắc phục từng bước sự mất cân đối về phát triển đối với từng lĩnh vực, từng vùng, đảm bảo sự hài hòa cả trong phát triển, hưởng thụ; bảo đảm cơ cấu giai tầng xã hội, dân cư, ngành nghề hợp lý.

Gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm phát triển kinh tế phải đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm nhân dân được hưởng thụ về vật chất và tinh thần ngày một tốt hơn.

Giảm nghèo, giải quyết việc làm

Tạo cơ hội cho người nghèo, hộ nghèo có điều kiện phát triển, đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập, vượt qua nghèo đói, vươn lên khá giả; tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn; giảm thiểu tình trạng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa các vùng và các nhóm dân cư, các dân tộc thiểu số; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo thuộc diện gia đình người có công, bảo vệ trẻ em và phụ nữ nghèo. Bảo đảm nguồn lực, thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với tạo việc làm cho lao động của địa phương; thực hiện cam kết về chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng. Tạo nhiều việc làm bền vững, chất lượng và có thu nhập cao; giảm thất nghiệp; chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo hướng phát triển dịch vụ và công nghiệp công nghệ cao. Chuyển mạnh đào tạo nghề từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động.

Thực hiện chính sách xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội

Thực hiện tốt hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Trợ giúp và cứu trợ xã hội kịp thời, bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống. Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu. Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ chế độ quy định đối với mọi đối tượng.

nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức xoá đói, giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xoá đói, giảm nghèo bền vững. Tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo.

Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người có công và gia đình người có công. Tạo điều kiện, khuyến khích người có công và gia đình người có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống ổn định.

Đa dạng hoá các hình thức cai nghiện, giáo dục cộng đồng, đề cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Đề cao trách nhiệm của gia đình, đoàn thể và chính quyền cơ sở trong quản lý, tạo việc làm, tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng sau cai nghiện. Kiểm soát và hạn chế các tệ nạn xã hội.

Thực hiện tốt quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo trong tỉnh trên cơ sở phân cấp quản lý phù hợp; đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng của nhân dân. Thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình và xử lý kịp thời những diễn biến phức tạp mới nảy sinh, kịp thời khắc phục những tồn tại đi đôi với đề cao vai trò trách nhiệm của chính quyền cơ sở. Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân. Xây dựng đội ngũ cốt cán làm công tác tôn giáo trong vùng đồng bào có đạo. Đề cao cảnh giác và đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực lợi dụng tôn giáo

Một phần của tài liệu 1503100859246097DuthaoBCCT(sua3.3) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w