MẠNH; NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
1. Kết quả, nguyên nhân
Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đảm bảo thực hiện đúng luật, quy chế và chương trình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn. Vai trò đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân được nâng lên; luôn thực hiện tốt chức năng là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương, triển khai có hiệu quả công tác giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tổ chức thực hiện, tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường.
Hiệu lực, hiệu quả điều hành của UBND các cấp được chú trọng và nâng cao; triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc theo quy định. Chỉ đạo điều hành thực hiện đúng quy định. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước cơ bản đã đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cải cách hành chính trong các cơ quan Nhà nước được quan tâm chỉ đạo hướng mạnh về cơ sở. Các thủ tục hành chính được đơn giản hoá, giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa” bước đầu được phát huy. Cơ chế chính sách trên các lĩnh vực được ban hành kịp thời, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức bộ máy được sắp xếp tinh gọn, chức năng nhiệm vụ tương đối rõ ràng. Việc phân cấp cho cơ sở được tăng cường, góp phần tích cực tạo ra sự năng động, chủ động ở cơ sở. Cơ chế quản lý tài chính trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp từng bước được đổi mới và đem lại hiệu quả…
Công tác cải cách tư pháp được tăng cường. Tổ chức bộ máy của các cơ
quan tư pháp được củng cố, kiện toàn; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thực hiện thường xuyên; cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được tăng cường đầu tư, trang bị; thực hiện tốt công tác đối ngoại góp phần quan trọng giải quyết kịp thời các vụ án có yếu tố nước ngoài; sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các cơ quan dân cử đối với các cơ quan tư pháp được tăng cường. Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng lên; không để xảy ra tình trạng truy tố, xét xử oan sai, bỏ lọt tội phạm, giảm số vụ án và thi hành án dân sự tồn đọng, kéo dài; tạo chuyển biến tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tổ chức, hoạt động của các tổ chức bổ trợ tư pháp như cảnh sát hỗ trợ tư pháp, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giám định, luật sư, công chứng từng bước đáp ứng các yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp.
Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân có sự chuyển
biến tích cực ngay từ cơ sở53. Khiếu nại đông người, vượt cấp được kiềm chế.
Nhiều vụ việc phức tạp được quan tâm chỉ đạo giải quyết, bảo đảm quyền lợi người dân, giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật.
53 Toàn tỉnh đã tiếp 15.700 lượt công dân, tiếp nhận, giải quyết 9.200 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,phản ánh theo đúng quy định. phản ánh theo đúng quy định.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm đạt được một số kết quả bước đầu. Tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ, coi trọng tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện kịp thời các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chủ động xây dựng và thực hiện chương trình hành động, kế hoạch thực hiện ở từng địa phương, đơn vị; tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính; thực hiện tốt cơ chế, chính sách, quy định về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng, tăng cường thực hiện kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản đối với cán bộ theo quy định; công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ
việc, vụ án về tham nhũng, lãng phí được tăng cường54.
Nguyên nhân đạt được kết quả: Các cấp chính quyền không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong quá trình tổ chức, hoạt động.
Hoạt động tư pháp có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; sự quan tâm, phối hợp của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; đồng thời có sự chỉ đạo sát, đúng của các cơ quan tư pháp Trung ương; chủ động, tích cực của các cơ quan tư pháp địa phương trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp; công tác quản lý nhà nước về hoạt động bổ trợ tư pháp được thực hiện tốt.
Công tác lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục được tăng cường; các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo ngày càng đầy đủ, hoàn thiện; ý thức pháp luật của người dân được nâng lên.
Các quy định của pháp luật về thực hiện công tác tiết kiệm, chống lãng phí ngày càng hoàn thiện; công tác tuyên truyền được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện thường xuyên. Các cấp, các ngành đã có sự quan tâm, chủ động trong việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong đó có các nội dung về thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí được tổ chức thực hiện tốt, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng tham gia.
2. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
Công tác giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND mặc dù đã được Luật quy định song còn bất cập do số lượng đại biểu chuyên trách còn ít, năng lực của đại biểu HĐND không đồng đều; việc không tổ chức HĐND cấp huyện, phường cũng có những khó khăn nhất định.
Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà và phiền hà cho tổ chức và công dân. Việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở một số đơn vị còn mang tính hình thức, có nơi thực hiện chưa đúng quy trình, chất lượng chuyên môn yếu, ý thức, trách nhiệm chưa cao.... Công tác rà soát văn bản chưa thực sự nề nếp. Tổ chức bộ máy của cơ quan hành chính nhà nước vẫn còn bộ phận chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; bộ máy hành chính nhìn chung vẫn cồng kềnh, hoạt động hiệu quả chưa cao. Việc bố trí và sử dụng cán bộ, công chức ở nhiều
54
Trong nhiệm kỳ, đã tiết kiệm 1.583 tỷ đồng; qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền 23 tỷ đồng; khởi tố hình sự, điều tra, xử lý 8 vụ, 18 bị can.
cơ quan, đơn vị chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu công việc của cơ quan, đơn vị.
Cải cách tư pháp chưa đồng bộ. Việc điều tra, xử lý các vụ án phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm có vụ việc kéo dài, còn để xảy ra tình trạng hủy án để điều tra, truy tố, xét xử lại; một số bản án chưa có sức thuyết phục cao, dẫn đến khiếu nại, tố cáo, phản ảnh gửi đến nhiều cơ quan, ban ngành; công tác xét xử theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, một số bản án còn bị sửa, hủy; năng lực, hoạt động của một số cơ quan bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp.
Một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phối hợp trong giải quyết các khiếu nại tố cáo của một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế; tiến độ giải quyết một số vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, còn chậm; còn xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp và tái khiếu nại.
Một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị chưa chủ động phòng, chống tham nhũng, lãng phí; một số giải pháp phòng ngừa, chống tham nhũng chưa được quan tâm thực hiện hoặc thực hiện còn khó khăn, vướng mắc, hiệu quả thấp; việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.
Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm: Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính còn hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
Chưa có biện pháp đủ mạnh để đôn đốc và xử lý các trường hợp tắc trách của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ.
Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, nhiều quy định còn, chồng chéo, mâu thuẫn; văn bản hướng dẫn chậm được ban hành gây nhiều vướng mắc trong thực tiễn xét xử, giải quyết các vụ án chưa được hướng dẫn kịp thời; công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một số cơ quan tư pháp, tổ chức bổ trợ tư pháp còn có hạn chế nhất định. Công tác chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng trong xử lý các vụ án còn chưa chặt chẽ, thiếu tình chủ động.
Nhận thức của một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị về trách nhiệm thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn bất cập; còn đùn đẩy, không làm hết trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhiều vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp do lịch sử để lại, do có các quy định của pháp luật về thủ tục, về chế độ, chính sách chưa rõ ràng nên việc giải quyết gặp nhiều khó khăn; nhận thức của một bộ phận nhân dân về Luật giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đầy đủ.
Nhận thức của một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị về nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng, các biện pháp phòng, chống tham nhũng còn chưa kịp thời; việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng có lúc, có nơi hiệu quả không cao; việc phát hiện các hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm tra còn ít.
3. Phương hướng, nhiệm vụ
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, phát huy vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp; chuẩn bị tốt về nhân sự và tập trung chỉ đạo thực hiện các bước bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, nâng cao chất lượng đại biểu HĐND các cấp, nhất là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp cơ sở; Quy định rõ trách nhiệm giải trình và việc tiếp thu, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; xây mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn theo đúng quy định của pháp luật.
Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp; đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ; điều chỉnh, bổ sung quy định về phân cấp quản lý, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp trong tổ chức và hoạt động giữa Uỷ ban nhân dân với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể.
Sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính theo hướng tinh gọn, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách tinh giản biên chế theo quy định; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu phù hợp theo vị trí việc làm, có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, tận tụy với công việc, gắn bó với nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cải cách tư pháp
Nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược cải cách tư pháp. Thực hiện tốt việc tham gia góp ý vào các dự thảo luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến hoạt động của các cơ quan tư pháp; triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các luật, bộ luật sửa đổi, bổ sung trên cơ sở các quy định của Hiến pháp bổ sung, sửa đổi năm 2013; tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp và chăm lo đời sống đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; không để xảy ra oan, sai, hạn chế bỏ lọt tội phạm; xây dựng, củng cố tổ chức và hoạt động của các tổ chức bổ trợ tư pháp; thực hiện tốt cơ chế lãnh đạo của Đảng và giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan dân cử đối với các cơ quan tư pháp; tổ chức tốt các hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phát huy trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, viện kiểm sát, tòa án trong việc chủ trì, phối hợp xử lý theo thẩm quyền, giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài; tăng cường hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các thành viên; tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ; tăng cường cơ sở vật
chất, trang bị phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung cấp thông tin, bảo đảm chính xác, kịp thời, trung thực, khách quan.
Phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan trong phòng, chống tham nhũng, lãnh phí; tổ chức thực hiện tốt công tác cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch trong giao dịch, giao tiếp nhất là ở các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng; tổ chức thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách, quy định về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng, nhất là việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng; tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân; củng cố tổ chức,