Khảo sát tắnh chất bột nhũ nhôm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ hợp vật liệu sơn chịu nhiệt trên cơ sở nhựa silicon và định hướng sử dụng (study on heat resistant paint material complex based on silicone and its applications) (Trang 77 - 80)

Trong nghiên cứu này, 2 loại bột nhũ nhôm: ZQ-40813 và GLS-65 đã được lựa chọn đểkhảo sát. Mẫu nguyên liệu bột nhũ nhôm trước khi được sử dụng trong các thử nghiệm của luận án, được khảo sát các tắnh chất như sự phân bố các kắch thước cỡ hạt, hình thái cấu trúc hạt của vật liệu, tắnh chất nhiệt và thành phần của nguyên liệu.

* Phân tắch sự phân bố các kắch thước cỡ hạt của bột nhũ nhôm

Sự phân bố kắch thước cỡ hạt của bột nhũ nhôm được tiến hành bằng phương pháp tán xạ ánh sáng động (DLS), kết quả được trình bày ở hình 3.1 và hình 3.2.

Hình 3.1. Đồ thị phân bố kắch thước cỡ hạt của bột nhũ nhôm ZQ-40813

Các kết quả phân bố kắch thước cỡ hạt của 02 loại bột nhũ nhôm GLS-65 và ZQ-40813 chỉ ra ở hình 3.1 và hình 3.2, nhận thấy rằng sự phân bố kắch thước cỡ hạt của bột nhũ nhôm ZQ-40813 đồng đều hơn và có kắch thước nhỏ hơn so với bột GLS-65. Cụ thể đối với bột nhũ nhôm ZQ-40813, phân bố kắch thước cỡ hạt trong từ 2,269 ộm đến 88,583 ộm và kắch thước cỡ hạt trung bình 16,06 ộm (xem thêm Phụ lục số 1). Còn với bột nhũ nhôm GLS-65, phân bố kắch thước cỡ hạt nằm từ 10,097 ộm đến 300,518 ộm và kắch thước cỡ hạt trung bình 61,74 ộm (xem thêm Phụ lục số 2). Trên cơ sở kết quả phân bố kắch thước cỡ hạt của 02 loại bột nhũ nhôm trên, bột nhũ nhôm ZQ-40813 với kắch thước cỡ hạt nhỏ hơn và phân bố đồng đều hơn được lựa chọn để sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo.

* Phân tắch cấu trúc hình thái của bột nhũ nhôm

Cấu trúc hình thái của bột nhũ nhôm ZQ-40813 được xác định dưới kắnh hiển vi điện tử quét (FE-SEM) tại Viện Khoa học Vật liệu/ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Kết quả hình ảnh chụp cấu trúc hình thái của bột nhũ nhôm ZQ-40813 được chỉ ra ở hình 3.3.

Kết quả phân tắch FE-SEM chỉ ra rằng, bột nhũ nhôm ZQ-40813 sử dụng trong nghiên cứu có dạng vảy, phiến, xếp chồng với nhau tạo thành các lớp với các kắch thước lớn hơn.

* Phân tắch thành phần hóa học và thành phần pha của bột nhũ nhôm

Thành phần hóa học của bột nhũ nhôm ZQ-40815 được phân tắch bằng phương pháp phổ tán sắc năng lượng tia X Ờ EDX. Kết quả phân tắch được chỉ ra trong hình 3.4 và bảng 3.1.

Hình 3.4. Kết quả phổ tán sắc năng lượng tia X Ờ EDX của bột nhũ nhôm ZQ- 40813

Bảng 3.1. Thành phần hóa học của bột nhũ nhôm ZQ-40813

TT Thành phần Hàm lượng, % theo khối lượng

1 Al 89,50

2 O 4,98

3 C 5,52

Từ kết quả được chỉ ra trong hình 3.4 và bảng 3.1, nhận thấy rằng thành phần hóa học chủ yếu của bột nhũ nhôm là nguyên tố Al, C và O. Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tốAl 89,50%, chiếm thành phần chủ yếu trong hỗn hợp. Ngoài ra trong thành phần hóa học của bột nhũ nhôm chiếm một lượng nhỏ các nguyên tố C và O với tổng hàm lượng cả 2 nguyên tố chiếm10,5% về khối lượng.

Thành phần pha của bột nhũ nhôm được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X Ờ XRD, kết quả phân tắch được chỉ ra trong hình 3.5.

Hình 3.5. Kết quả phân tắch nhiễu xạ tia X Ờ XRD của bột nhũ nhôm ZQ-40813 Từ kết quả phân tắch ở hình 3.5, nhận thấy rằng phổ nhiễu xạ tia X Ờ XRD xuất hiện các pick phản xạ đặc trưng tại các giá trị góc 2-Theta: 38,75o; 44,95o; 65,35o; 78,45o và 82,65o, điều này phù hợp với các giá trị góc 2-Theta đặc trưng của bột nhũ nhôm [83, 84].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ hợp vật liệu sơn chịu nhiệt trên cơ sở nhựa silicon và định hướng sử dụng (study on heat resistant paint material complex based on silicone and its applications) (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)