SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO TẠI
TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1 2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
2.1.1. Cơ sở lý luận
Để đề xuất giải pháp chúng tôi căn cứ vào các cơ sở lí luận đã được nghiên cứu ở chương 1 và chương 2. Đầu tiên là căn cứ vào những vấn đề lý luận về phát triển năng lực ngôn ngữ cho HV Lào tại Trường Sĩ Quan Lục Quân 1 (đã được trình bày trong phần lí luận chương 1). Tiếp theo là dựa vào những khó khăn khó khăn mà giáo viên và học viên gặp phải trong hoạt động dạy và học tiếng, nguyên nhân của những khó khăn trong hoạt động dạy và học tiếng (đã được trình bày ở phần thực trạng chương 2).
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng căn cứ vào các cơ sở pháp lí. Cụ thể là điều lệ nhà trường ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường, thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam, thông tư 17/2015/TT-BGDĐT về khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
Cuối cùng, chúng tôi căn cứ vào cơ sở thực tiễn là kết quả khảo sát về thực trạng dạy tiếng Việt cho HV Lào tại trường Sĩ Quan Lục Quân 1 ở trình độ cơ sở và nguyên nhân của những khó khăn đó và đặc điểm khách thể và tình hình thực tế của trường Sĩ Quan Lục Quân 1. Học viên còn có tâm lý sợ hãi , rụt rè trong quá trình học nên thường không dám nói. Điểm số của học viên chưa cao và có sự phân bố không đồng đều, đòi hỏi phải có biện pháp để học viên rèn kĩ năng nhiều hơn. Hiện tại, GV mới áp dụng một số phương pháp cũ như thuyết trình, vấn đáp,…Cần phải bổ sung thêm các phương pháp mới để tăng hiệu quả bài học.
2.2. Nguyên tắc phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho học viên nước ngoài (trường hợp học viên quân sự Lào học tiếng Việt trình độ cơ sở tại Trường Sĩ quan Lục quân 1)
2.2.1. Phát triển năng lực tiếng Việt đảm bảo việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ cho học viên, phục vụ cho việc học tập và hoạt động thực tiễn sau này
Động cơ được hình thành từ sở thích, sự thích hợp, sự kỳ vọng, kết quả, sự tâm huyết, kiên trì và siêng năng.
Mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ có độ tuổi khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, điều kiện học tập khác nhau, vốn sống, vốn kinh nghiệm, vốn tri thức khác nhau, mục đích học tập khác nhau, dẫn đến phương pháp tư duy, khả năng tri nhận, mức độ phản ứng ngôn ngữ khác nhau, vốn từ vựng khác nhau. Ví dụ: các bà nội trợ thì sẽ không thể có phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy như các học sinh, sinh viên hay doanh nhân được; vốn ngôn ngữ của các chính trị gia sẽ cao hơn các chuyên gia tin học. Trong khi giảng dạy từ vựng, với mỗi nhóm từ ngữ, chúng ta nên có sự khảo sát những vấn đề liên quan đến từng cá nhân người học như: trạng thái tâm lí, kí ức, kinh nghiệm sống, sự
chú ý…, từ đó có những đối sách phù hợp nhằm khuyến khích những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố không phù hợp.
Việc giảng dạy nhắm vào mục tiêu phục vụ cho việc học tập và hoạt động thực tiễn sau này, GV cần:
- Đáp ứng tốt yêu cầu của HV khi học tiếng Việt. - Phát huy động cơ học tập của HV.
- Giúp HV học một cách tự nhiên, dễ dàng.
- Tạo bối cảnh hỗ trợ cho việc học để HV có cơ hội thực hành ngay [38,tr45].
2.2.2. Phát triển năng lực tiếng Việt đảm bảo phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của người học
Ngôn ngữ tự nhiên của con người với tư cách là một bộ phận cấu thành của nhận thức. Vì thế, dạy học theo quan điểm này là phải xuất phát từ việc tìm hiểu đặc trưng cá nhân của mỗi người trong quá trình tiếp nhận. Đặc biệt, khi người học được tiếp xúc và sử dụng từ mới để giao tiếp, những đặc điểm cá nhân của người học càng bộc lộ rõ nét. Vì từ hoạt động mạnh mẽ trong tư duy và trong giao tiếp. “Khi tính toán tới vai trò của từ trong việc hình thành
con người như một cá thể, trong quá trình tồn tại của các kiểu hoạt động khác nhau, thật khó mà có thể hình dung được có thể giảng dạy các từ như một ngoại ngữ mà lại không tính toán tới sự phát triển thuộc tính cá nhân của người học.[32,tr37] . Vì vậy, quá trình dạy học ngôn ngữ cần phải xích lại gần
một cách tối đa đối với ngôn ngữ tự nhiên của mỗi người, phải xuất phát từ việc tìm hiểu đặc trưng cá nhân của mỗi người.
Trong nội dung, trình độ, tốc độ và đích đạt được thì đích đạt được là nhu cầu cá nhân.Việc giảng dạy không dựa trên thời gian mà tập trung vào việc giúp người học tiến bộ ở trình độ riêng của họ và tập trung vào những chỗ mà họ thiếu năng lực.
Có hai điều cần lưu ý về giảng dạy dựa trên năng lực.
- Một là, xây dựng trách nhiệm giáo dục nhiều hơn bằng cách mô tả những gì mà một khoá học cần thực hiện.
- Hai là, chuyển sự chú ý từ phương pháp hay quy trình lớp học, sang kết quả học tập. Trong một mức độ nhất định nào đó, có thể nói “cách tiếp cận hay phương pháp nào được sử dụng” không quan trọng, miễn là đem đến cho người học một kết quả học tập tốt.
Ngôn ngữ quan hệ với tất cả thuộc tính tâm lí của con người với tư cách là một cá nhân. Với mỗi đối tượng, chúng ta phải đánh giá tri thức cơ bản trong và ngoài ngôn ngữ của họ ở mức độ nào để có chiến lược giảng dạy phù hợp.
Do tính chậm rãi, nhu thuận trong quá trình nghe và đọc, người Lào thường dễ căng thẳng nếu nghe hoặc đọc quá nhanh hoặc khó. Vì thế, giảng viên cần chọn ngữ liệu nghe/ đọc phù hợp, với các bài học từ dễ đến khó, và có sự chuẩn bị về kiến thức nền để việc nghe/ đọc dễ dàng hơn. Độ dài bài nghe/ đọc cũng nên ở mức độ ngắn hoặc vừa phải, không nên quá dài, làm mất sự tập trung cũng như để người học có thể nhớ được thông tin cần thiết. Người Lào thường có khuynh hướng bị ảnh hưởng của Phật giáo, ưa gần gũi thiên nhiên. Vì vậy, khi đến VN, họ thường thích nghe hoặc đọc những gì có tính chất Phật hay những gì gần gũi, đơn giản liên quan tới rừng núi, thiên nhiên. Vì thế, GV nên tận dụng những sở thích này của họ để chọn tài liệu nghe/ đọc vừa liên quan đến văn hoá nguồn vừa thể hiện được văn hoá đích là những nét văn hoá truyền thống của người Việt, chú ý lựa chọn những bài nghe/ đọc liên quan đến những đặc điểm văn hoá Việt có nét tương đồng với người Lào để họ có thể dễ dàng liên tưởng, so sánh. Thêm vào đó, thói quen của đa số người Lào là nghe - dịch hoặc đọc - dịch từng từ một cách máy móc, đôi khi khá bảo thủ, vừa làm mất thời gian vừa làm cho việc nghe/ đọc trở nên phức tạp, lại khiến nảy sinh tâm lí chán nản.
Trong khi đó, dịch một văn bản không chỉ đơn thuần là từ sang từ vì nhiều trường hợp không thể giải thích rõ ràng, trực tiếp được. Để thay đổi thói quen này, giáo viên nên có sự kiên nhẫn.
2.2.3. Phát huy tối đa điểm gặp gỡ giữa tư duy, văn hoá của người Việt Nam và Lào
Ngôn ngữ phản ánh nhiều bình diện của một nền văn hoá nhất định cho nhiều người nói cùng một thứ tiếng. Vì thế, giảng dạy tiếng Việt cũng không thể tách rời, không quan tâm đến vô số các yếu tố khác có tác động lớn đến sự lĩnh hội tiếng Việt như: xã hội, văn hoá, trí tuệ, tư duy,… Người Việt và người Lào đều có những đặc trưng tư duy riêng của từng dân tộc. Dạy tiếng Việt cho học viên Lào cần làm sao để tận dụng, phát huy được những điểm mạnh, điểm gặp gỡ của hai kiểu tư duy đó, đồng thời cũng phải giải quyết được những khác biệt mang tính đặc thù của từng dân tộc. Mặt khác, khi đọc hoặc nghe, người học sẽ gặp khó khăn do những từ ngữ mang hàm nghĩa đặc trưng văn hoá mang lại (ví dụ: từ xưng hô, từ chỉ không gian, thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể…). Giảng viên cần hướng dẫn người học tìm hiểu sự khác biệt về văn hoá và tư duy, ngôn ngữ giữa người Lào và người Việt để học viên có sự hiểu biết văn hoá lẫn nhau, chấp nhận và tôn trọng những nét khác biệt của nhau. Khi dạy tiếng cho họ, chúng ta không chỉ nghiên cứu các yếu tố đó trong tiếng Việt mà còn phải cả trong tiếng Lào nữa, ví dụ: nên tận dụng các cấu trúc ý niệm sẵn có của người học và so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa các cấu trúc ý niệm của tiếng Việt với tiếng Lào.
2.2.4. Phát triển năng lực từ ngữ gắn liền với hoạt động sử dụng ngôn ngữ
Nguyên tắc này dựa trên việc tri thức ngôn ngữ nảy sinh ra từ sự sử dụng ngôn ngữ. Giáo viên luôn cần nhấn mạnh tính giao tiếp và tính thực hành của ngôn ngữ. Nó giúp người học sẽ vừa thấy được tính phổ quát lẫn tính đặc thù, tính hệ thống và tính riêng lẻ của các nhóm từ ngữ TV, đặc biệt
là thấy được sự sinh động, phong phú của từ vựng TV trong bối cảnh sử dụng [32,tr40]. Theo nguyên lí này, khi dạy, chúng ta cần làm cho người học hiểu được sự đa dạng trong giao tiếp của tiếng Việt. Những gì giao tiếp bên ngoài thực tế có thể là sai hay ngược lại so với kiến thức được dạy trong sách vở. Ví dụ: Khi dạy về các từ ghép tổng hợp trong tiếng Việt, học viên thường được học các từ ghép tổng hợp với trật tự giữa các yếu tố là ổn định: quần áo, chân tay, trai gái, cha mẹ, mong chờ, mơ ước, xinh đẹp, khỏe mạnh… Tuy nhiên, trong cuộc sống, học viên có thể bắt gặp các từ này với một trật tự ngược lại mà ý nghĩa không hề thay đổi thì vẫn có thể coi là từ đúng. Luôn có sự đa dạng, nét khác biệt của từng trường hợp khi đi vào tình huống sử dụng. Ví dụ: Khi dạy học nhóm thành ngữ có từ chỉ động vật chỉ sự “may mắn” (ví dụ: chó ngáp phải ruồi, chuột sa chĩnh gạo, như cá gặp nước…), sau khi giải nghĩa, giảng viên nên có thêm phần đặt các thành ngữ đó vào một số ví dụ cụ thể. Mục đích là để thấy được cùng một mô hình, một phạm trù ý nghĩa nhưng các thành ngữ vẫn có nét khác biệt về sắc thái, cảm xúc hay những chỉ dẫn khác nhau về phạm vi sử dụng.
2.3. Một số giải pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tiếng Việt cho học viên Lào tại trường Sĩ quan Lục quân 1
2.3.1. Tạo nhóm học tập tạo ra sự thi đua cần thiết, sự “kích thích” kịp thời đối với việc học tiếng Việt
3.3.1.1. Ý nghĩa
Nhóm học tập được tạo từ các lớp HV người Lào tại nhà trường. Làm việc theo nhóm có vai trò quan trọng và ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập cũng như sư phát triển của mỗi cá nhân. Nhờ hoạt động nhóm, nhiệm vụ học tập được thực hiện tốt hơn và hiệu quả hơn. Cụ thể:
- Hoạt động nhóm góp phần phát triển tinh thần đồng đội. Tạo cơ hội để giúp nhau hoàn thành các nhiệm vụ, cải thiện mối quan hệ trong nhóm và tăng cường sự tôn trọng dành cho nhau.
- Đáp ứng nhu cầu học tập, khuyến khích tính độc lập tự chủ trong học tập. - Giúp phát triển sự trợ giúp lẫn nhau trong nhóm bởi các thành viên được đưa ra quan điểm riêng của mình về chủ đề.
- Tăng cường khả năng hòa nhập, tinh thần học hỏi, hợp tác, sự lắng nghe cũng như khả năng phản biện thông qua phần trình bày của mình và phản hồi của thành viên khác.
- Giúp phát triển các kỹ năng khác như: kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức các buổi họp,... ; tạo tiền đề cho làm việc trong môi trường tập thể đạt hiệu quả.
- Giúp cho bản thân hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn và hiệu quả hơn so với việc giải quyết nhiệm vụ một mình.
2.3.1.2. Nội dung a. Chuẩn bị:
GV tách nhóm sau khi các HV bắt đầu chương trình khoảng một tuần. GV cần lưu ý phân bổ có HV học khá tốt với HV còn học chưa tốt.
Tâm lý thường thấy là các thành viên còn rụt rè, sau đó, các thành viên trong nhóm làm việc đã bắt đầu hiểu rõ về nhau hơn. Trưởng nhóm phải là người gần gũi các thành viên, tổ chức tốt công việc. Cuối cùng, các thành viên tin tưởng lẫn nhau, cùng gắn kết bởi mục tiêu chung.
b. Hoạt động:
Ở trên lớp, giáo viên cho học viên tham gia hoạt động thực hành theo nhóm, hoạt động thực hành nêu trên phần nào cho thấy vai trò của HV. HV tích cực tham dự vào các hoạt động thực hành trong lớp theo cách thức hợp
tác, lắng nghe và trao đổi với học viên khác trong nhóm. GV là người gợi ý cho nhóm hoạt động.
Nhóm học tập cũng là cách giúp HV nước ngoài nhận được sự hỗ trợ của HV Việt Nam một cách tối ưu nhất. Tại trường, GV cần thành lập câu lạc bộ học tập, dạy tiếng Việt cho HV nước ngoài. Học viên được tuyển vào câu lạc bộ là những đối tượng khá, giỏi về ngôn ngữ, năng động, linh hoạt, có kĩ năng giao tiếp tốt và tinh thần trách nhiệm. Điều này sẽ hỗ trợ đắc lực cho HV nước ngoài. Để hoạt động này có hiệu quả, GV cần phân nhóm các thành viên trong CLB trực tiếp phụ trách từng nhóm HV nước ngoài.
Các kỹ năng được được dùng trong suốt quá trình của các thành viên làm việc nhóm:
+ Kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên.
+ Xây dựng vai trò chính trong nhóm
+ Các thành viên trong nhóm đặt câu hỏi phản biện cho các thành viên khác trong nhóm để cùng xem xét vấn đề kĩ lưỡng hơn.
+ Phát triển quá trình làm việc nhóm
+ Các thành viên trong nhóm phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra, trong đó, thành viên cần thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến mình đưa ra.
+ Kỹ năng quản lý hội họp.
+ Các thành viên trong nhóm cần tôn trọng ý kiến của thành viên khác. + Kỹ năng thuyết trình.
c. Kết thúc:
Khi kết thúc nhiệm vụ học tập, các thành viên trong nhóm cũng kết thúc các vai trò. GV giúp các thành viên của nhóm hoàn thành các nhiệm vụ và kết thúc hoạt động. Để kết thúc, GV cũng phải đánh giá kết quả hoạt động của nhóm theo tiêu chuẩn sau:
+ Nâng cao năng lực học tiếng Việt có đạt được hay không, các thành viên trong nhóm bồi dưỡng được thêm kỹ năng nghe nói đọc viết tiếng Việt tốt hơn không.
+ Những công việc, bài tập mà nhóm đã làm tốt chưa, ở mức độ nào.
+ Nhóm và các thành viên thể hiện tố tinh thần trách nhiệm, tinh thần đồng đội, nỗ lực và khả năng giao tiếp trong nhóm, khả năng giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn tốt không. Đặc biệt, phong cách lãnh đạo của trưởng nhóm ra sao, có ảnh hưởng tốt tới các thành viên trong nhóm không.
2.3.2. Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa
2.3.2.1. Ý nghĩa