I. Mục tiêu cần đạt
xoay quanh chủ đề “Từ chỉ bộ phận cơ thể người”. Về bản chất, đơn vị kiến thức mà chúng tôi muốn truyền tải đến học viên là về sự chuyển nghĩa giữa các nghĩa của một từ nhiều nghĩa.
Các mục tiêu cụ thể cần đạt của tiết học như sau:
- Học viên hiểu nghĩa và ghi nhớ được khoảng 15-20 từ ngữ thuộc phạm trù “bộ phận cơ thể người” và “bệnh tật”.
- Học viên biết được các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt thường có nhiều nghĩa: vừa dùng để chỉ bộ phận cơ thể người, vừa dùng để chỉ bộ phận của vật (đồ vật, con vật, sự vật).
- Học viên có thể vận dụng các từ ngữ này vào hoàn cảnh giao tiếp một cách phù hợp.
II. Phương tiện dạy học
- Giáo trình “TV cho người nước ngoài” (trình độ A2), Đoàn Thiện Thuật (cb), Đại học Quốc gia HN, Viện VN học và khoa học phát triển, NXB Thế giới, H.2009
- Giáo án
- Bài giảng điện tử (power point) - Phiếu bài tập
III. Phương pháp dạy học
- Biện pháp lập bản đồ tư duy - Phương pháp sử dụng hình ảnh - Phương pháp thông báo – giải thích - Phương pháp làm việc nhóm
IV. Tiến trình dạy học
1. Giai đoạn chuẩn bị trước giờ lên lớp
a. Giáo viên
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học: bài giảng điện tử, phiếu BT, máy chiếu…
b. Học viên
Hoàn thành BT của tiết học trước
2. Giai đoạn lên lớp
2.1. Hoạt động 1: Khởi động hệ thống hoá lại vốn từ đã học ở tiết trước về chủ đề “Từ chỉ bộ phận cơ thể người” (5p) (sử dụng biện pháp bản đồ tư duy)
Ở hoạt động khởi động của tiết học, giáo viên giúp học viên tái hiện và hệ thống hoá lại vốn từ đã học ở tiết trước về chủ đề “Từ chỉ bộ phận cơ thể người” thông qua việc hướng dẫn học viên làm bài tập1 trong Phiếu bài tập (BT). Đây là dạng BT hoàn thiện một bản đồ tư duy còn thiếu bằng cách điền thêm từ ngữ vào các nhánh phụ cho phù hợp.
Bài 1: Hoàn thiện bản đồ tư duy sau bằng các từ mà bạn biết:
Trong khi hướng dẫn HV làm bài tập này, GV cần chú ý HV không chỉ nhắc lại được tên gọi các bộ phận cơ thể người mà còn phải biết sắp xếp chúng vào các hệ thống lớn, hệ thống nhỏ.
Ví dụ: Về cơ bản, có thể chia các bộ phận cơ thể người thành 3 phần là: thân, đầu và tứ chi. Trong đó, đầu gồm: tóc, mặt, tai, cổ, gáy… Mặt lại gồm: trán, miệng, mũi, mắt… Miệng lại gồm: răng, môi, lưỡi…Hai nhánh “thân” và “tứ chi”, HV tự làm. GV nhận xét và chỉnh sửa. Dạng bài tập này không có đáp án chuẩn, HV có thể lựa chọn nhiều từ ngữ gọi tên các bộ phận khác nhau để điền vào một vị trí. Tiêu chí đánh giá của GV là: HV gọi tên đúng bộ phận và sắp xếp hợp lí về mặt logic trong thực tế khách quan; viết đúng chính tả. GV nên khuyến khích những từ mà HV tự tìm hiểu và biết được, ví dụ: có HV biết cả từ “đốt ngón tay” hay “mắt cá chân”…
2.2. Hoạt động 2: Giới thiệu từ mới (5p) (sử dụng phương pháp sử dụng hình ảnh, phương pháp thông báo – giải thích)
Nhiệm vụ trọng tâm của tiết học này là mở rộng vốn từ cho HV từ một miền đã biết là “BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI” sang một miền mới là “BỘ PHẬN VẬT”. Trước hết, GV có thể cho HV làm quen với sự chuyển di ý niệm này qua việc chuyển di ý niệm trong từng cặp tranh của bài tập 2 trong Phiếu bài tập.
Bài 2: Dùng từ chỉ bộ phận cơ thể người để gọi tên sự vật trong bức tranh sau:
3……….. 4……….
GV cần hướng dẫn HV nhìn và thực hiện yêu cầu của đề bài theo từng cặp tranh để có sự liên hệ và chuyển di trường liên tưởng cho phù hợp.
Ví dụ: Với cặp tranh 1-2-3-4, GV chỉ vào bức tranh 1 và giới thiệu đây là chân người. Tiếp, GV chỉ sang bức tranh 2 và hướng dẫn HV phát hiện đó là chân bàn. Tranh 3 là chân gà. Tranh 4 là chân ghế. Bằng tranh ảnh trực quan, HV có thể tiếp thu từ mới “chân bàn”, “chân gà”, “chân ghế” một cách dễ dàng.
2.3. Hoạt động 3: Mở rộng vốn từ (15p) (sử dụng phương pháp sử dụng hình ảnh, thông báo – giải thích)
* GV hướng dẫn HV làm BT3 trong Phiếu BT:
Ở BT này, tư duy liên tưởng không diễn ra theo từng cặp tranh nữa mà HV sẽ được tiếp cận với các bức tranh xoay quanh 1 từ trung tâm. Từ ngữ gọi tên sự vật trong các bức tranh, HV cần nhìn tranh, dùng từ chỉ bộ phận cơ thể đã được học để gọi tên sự vật, từ đó suy ra từ khoá có liên quan đến cả 5 bức tranh.
GV có thể hướng dẫn HV cách làm BT này: HV cần di chuyển điểm nhìn, bắt đầu từ bức tranh vẽ hình bộ phận cơ thể người sang bức tranh vẽ các sự vật khác. Ví dụ: Trong loạt ảnh trên, đầu tiên HV nhìn thấy mặt người, sau đó nhìn tới mặt bàn, mặt đồng hồ, mặt nước/ mặt hồ/ mặt sông với từ trung tâm là mặt.
* GV và HV khái quát hoá thành mô hình:
Từ những trường hợp sử dụng thực tế phong phú này, GV khái quát hoá thành mô hình tri nhận của người Việt khi sử dụng từ chỉ bộ phận cơ thể người như sau: Bộ phận người -> Bộ phận đồ vật, con vật,…. Đồng thời, GV diễn giải việc người VN thường có xu hướng sử dụng các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể của con người để gọi tên bộ phận của các vật, đó có thể là bộ phận của
con vật, ví dụ: chân ngựa, mũi sư tử…; hoặc bộ phận của đồ vật, ví dụ: tay ghế, mặt đồng hồ…;:
2.4. Hoạt động 4: Xác định các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa (10p) (sử dụng phương pháp thông báo – giải thích, phương pháp làm việc nhóm)
GV giới thiệu mở rộng: Các từ chân, mũi, mặt ở trên chính là những ví dụ về một từ TV có nhiều nghĩa.
GV hướng dẫn HV làm BT4 trong Phiếu BT. HV làm bài tập theo nhóm (4 HV/nhóm)
Bài 4: Nối từ (ở cột A) với nghĩa của từ (ở cột B) cho phù hợp:
A B
Chân người Một bộ phận của núi, nâng đỡ phần bên trên, gắn chặt với mặt đất
Chân bàn Một bộ phận cơ thể người, nằm trên mặt, nhô lên cao về phía trước, dùng để thở và ngửi
Chân núi Một bộ phận từ trán đến nhân trung, ở phía trước của đầu người
Mũi người Một bộ phận nhọn, nằm ở phía trước của sự vật, hơi nhô ra
Mũi dao Một bộ phận của cái bàn, có bề mặt bằng phẳng, nằm phía trên cùng
Mặt người Một bộ phận của cái bàn, nằm phía dưới cùng, có tác dụng nâng đỡ phần bên trên
Mặt bàn Một bộ phận cơ thể người, nằm dưới cùng, tiếp giáp với mặt đất, có tác dụng nâng đỡ các bộ phận bên trên, có chức năng đi, chạy, nhảy…
Mặt sông Phần nước phía trên cùng của sông, có thể nhìn thấy được, khá bằng phẳng
HV cần xác định được sự tương ứng giữa từ và ý niệm mà từ biểu thị, trong đó cần chú ý đến sự khác nhau về miền (phạm vi biểu vật) mà từ hướng đến.
Đáp án của BT4 là: 1-g; 2-f; 3-a; 4-b; 5-d; 6-c; 7-e; 8-h.
GV nên yêu cầu HV đọc to từ và nghĩa tương ứng của từ để có hình dung về cách giải thích từ bằng TV.
GV mở rộng: Ngoài ba từ chân, mũi, mặt, TV còn có nhiều từ chỉ bộ phận cơ thể người cũng là các từ nhiều nghĩa. Ví dụ: tay, tai, mắt, miệng, đầu, lưng…
2.5. Hoạt động 5: Thực hành (9p) (Phương pháp thông báo – giải thích, phương pháp làm việc nhóm)
Ở hoạt động cuối cùng này, GV cần đặt HV vào tình huống sử dụng các từ ngữ vừa học, gắn liền với các kĩ năng giao tiếp như: nghe, nói, đọc, viết thông qua việc hướng dẫn HV làm BT5. BT5 rèn luyện kĩ năng nghe và điền từ theo nhóm (4HV/nhóm).
Bài 5: Nghe và điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Vắt cổ chày ra nước
Chủ nhà sai đầy tớ về quê ngoại lo công chuyện, người đầy tớ xin chủ mấy đồng tiền để uống nước dọc đường. Ngẫm nghĩ một lúc chủ nói:
- Thằng này đến là ngớ ngẩn, hai bên đường đi thiếu gì là ruộng ao, có khát thì xuống ruộng mà uống tha hồ, vào quán xá làm quái gì cho phiền phức tiền nong.
Đầy tớ thành thực bẩm:
- Độ rày hạn quá ruộng đâu có nước nữa. Suy nghĩ một lúc, chủ nhà nói:
- Để tao cho mượn cái khố vải vận vào người mặc thấm mồ hôi khi khát vắt ra uống.
Người đầy tớ hóm hỉnh nói:
- Trời nóng vận khố tải nóng lắm, hay ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy.
- Để làm gì?
Chủ nhà ngạc nhiên hỏi. Đầy tớ thủng thẳng trả lời:
- Ông chưa biết đấy thôi chứ vắt … chày cũng ra nước đấy ạ!
Từ còn thiếu trong BT trên đều là các từ thuộc nhóm từ nhiều nghĩa mà HV vừa được học: cổ. HV cần nghe và viết lại chính xác các từ này.
2.6. Hướng dẫn HV luyện tập ở nhà (1p)
Bài về nhà: Lập từ điển từ vựng cá nhân tập hợp các từ ngữ TV chỉ bộ phận cơ thể người và bộ phận của vật.
GIÁO ÁN 2
Nhóm thành ngữ TV có từ chỉ “động vật” I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HV:
- Hiểu và ghi nhớ ý nghĩa khoảng 10 thành ngữ TV có từ chỉ “động vật” đồng thời biết phân biệt các nét nghĩa riêng của các thành ngữ trong cùng một nhóm. Biết mở rộng so sánh với thành ngữ tiếng Hàn trên hai mặt: tương đồng và khác biệt.
- Biết vận dụng các thành ngữ TV có từ chỉ “động vật” với những ý nghĩa chung và riêng vào hoàn cảnh giao tiếp cho phù hợp.
1. GV
a. Phương tiện dạy học
- Giáo trình “Từ vựng TV thực hành” (Trịnh Đức Hiển (2006), NXB ĐHQGHN): bài “Thành ngữ” (trang 107)
- “Từ điển thành ngữ và tục ngữ VN” (Nguyễn Lân (2012), NXB Văn hoá - Thông tin)
- Giáo án
- Bài giảng điện tử (power point) - Phiếu BT
b. Phương pháp dạy học
- Phương pháp thông báo – giải thích - Phương pháp làm việc nhóm
- Phương pháp giao tiếp
- Phương pháp tổ chức ngoại khóa
c. Giao nhiệm vụ cho HV
+ Xem “Từ điển thành ngữ và tục ngữ VN” (Nguyễn Lân (2012), NXB Văn hoá - Thông tin), tìm đọc khoảng 10 thành ngữ TV có từ chỉ “động vật” và tìm hiểu ý nghĩa của nó.
+ Phân công lớp tổ chức buổi học dưới hình thức buổi ngoại khóa, có các hoạt động: Hái hoa dân chủ, giải ô chữ, đố vui, xem hình ảnh đoán nội dung, tổ chức các cuộc giao lưu văn nghệ. Cho HV quyết định đưa những trò chơi gì vào chương trình sinh hoạt và thứ tự tiến hành các loại trò chơi (lúc mở đầu, giữa và cuối buổi sinh hoạt, mỗi thời điểm cần có một số trò chơi thích hợp).
2. HV
Nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu (3p)
- GV giới thiệu nội dung, hình thức của buổi học theo hình thức ngoại khóa. Đồng thời, phân lớp thành các nhóm để tham gia trò chơi. Việc chia nhóm phải đảm bảo cho HV được học tập thuận lợi, chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xây dựng bài học dưới sự điều khiển của giáo viên. Do vậy, phù hợp nhất là 4 HV ngồi gần bàn để đảm bảo dễ hợp tác với nhau.
- Các HV được phân công nhiệm vụ tổ chức buổi ngoại khóa sẽ điều hành chương trình: giới thiệu người dẫn chương trình, thành viên tham gia, nội quy tham gia,… GV chú ý HV chọn lối giải thích rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm, giải thích sao cho người chậm hiểu nhất cũng hiểu được. Nếu cần thì không cần giải thích mà dẫn dắt ngưòi chơi từng bước để tạo sự hấp dẫn, có thể nói và cử động làm mẫu thì dễ hiểu hơn, nều cần thỉ sẽ xuống đất hay lên bảng, có thể chơi thử để giảng lại luật lệ trò chơi.
3.2. Hoạt động 2: Tiếp cận thành ngữ qua trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” (10p) (Phương pháp thông báo – giải thích, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp tổ chức ngoại khóa)
- Người dẫn chương trình phổ biến yêu cầu trò chơi: yêu cầu HV nhìn tranh và đoán từ còn thiếu. Người chơi phải đoán từ và đọc lên thành tiếng các thành ngữ. Nhóm nào trả lời đúng nhiều và nhanh là nhóm chiến thắng.
Các cụm từ để đoán là: o … khen mèo dài đuôi
o (Hai đứa bay như ) mèo với …
o Đầu … đuôi chuột
o Cháy nhà ra mặt …
Đáp án:
o Mèo khen mèo dài đuôi
o (Hai đứa bay như ) mèo với chó o Ngựa quen đường cũ
o Đầu voi đuôi chuột o Cháy nhà ra mặt chuột o Mặt nhăn như khỉ ăn ớt
- Chơi thử
• Người dẫn chương trình công bố sau đây là chơi thử/Chơi nháp • Chơi thử hoặc chơi nháp 2 lần
• Xác nhận lại một lần nữa về việc người chơi đã hiểu rõ luật chơi và không còn vướng mắc.
- Chơi thật
• Người dẫn chương trình công bố sau đây là chơi thật • Triển khai các lượt chơi trong vòng 5p.
- GV hoặc người dẫn chương trình tổng kết trò chơi bằng việc giới thiệu sơ qua về vị trí của nhóm thành ngữ có từ chỉ động vật trong TV. Sau khi cho HV làm quen với một số thành ngữ qua trò chơi với hình và chữ, GV đưa ra câu hỏi: Điểm chung/ Điểm giống nhau giữa các thành ngữ trên là gì?
- Các nhóm HV thảo luận 3 phút rồi đưa ra phương án trả lời. Nhóm nào trả lời đúng được cộng thêm điểm vào kết quả thi.
- GV dẫn dắt để đi đến đáp án là: Đều có từ chỉ động vật. Đồng thời, GV giới thiệu một số thành ngữ có từ chỉ động vật:
o Nhanh như cắt (con chim cắt) o Chậm như rùa
o Ngu như bò
o Ngu như heo (lợn) o Khỏe như trâu
GV nhấn mạnh: Trong TV có 465/3224 thành ngữ sử dụng từ chỉ “động vật”, chiếm tỉ lệ 14,4%
3.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về thành ngữ Lào qua trò chơi tìm thành ngữ (10p) (Phương pháp thông báo – giải thích, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp tổ chức ngoại khóa)
Trò chơi: Các nhóm HV tìm thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Lào. VD:
o ປາໃຫຍຍກກິນປານນອຍ
Pa nhày kin pa nọi Cá lớn nuốt cá bé. o ເຫຫນຊນາງຂຂນຢຍາຂຂນນນາ
Hển xạng khị dà khị năm. Thấy voi ỉa đừng ỉa theo o ນນົກຈຫບບນຍມຂຮອຍ
Nốc chắp bò mi hoi
Chim đậu không có dấu chân o ແມວບນຍຢຢຍໜຢເຕຫນນ
Meo bò dù, nủ tện.
Mèo đi vắng, chuột nhảy lung tung. o ຕຂຫນົວປາ, ຊະເນນອນຫນົວນາກ
Ti hủa pa, xạ nươn hủa nạc
Đánh đầu cá, va đầu rái (Đánh đầu cá làm kinh động đến đầu rái cá)
Chắp pu sày cạ động
Bắt cua bỏ trên nia (Bắt cóc bỏ đĩa)
- Nhóm nào trả lời đúng nhiều và nhanh là nhóm chiến thắng.
- GV hoặc người dẫn chương trình tổng kết trò chơi bằng việc hỏi một số HV về nghĩa của các thành ngữ đã tìm được. Từ đó, GV mở rộng: tiếng Việt và Lào đều có thành ngữ chỉ động vật nhưng qua đó để chỉ về chính con người. Người VN thường sử dụng động vật để phản ánh các bình diện của con người. VD: Từ đặc điểm hình thức của động vật để chỉ đặc điểm hình thức