Quy hoạch phát triển ngành/sản phẩm NN – lâm nghiệp – thủy sản

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PH ÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ DỌC TUYẾN QUỐC LỘ 14 TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 25 - 26)

Phát triển các ngành sản phẩm nông-lâm nghiệp và thủy sản dựa trên những lợi thế tự nhiên về diện tích, địa hình và khí hậu của các địa phương trong vùng quy hoạch. Bên cạnh đó, để khả năng du nhập các loại sản phẩm có chất lượng và giá trị cao phục vụ nhu cầu trên địa bàn, phục vụ CN chế biến và xuất khẩu cũng là ưu tiên trong quy hoạch các ngành sản phẩm NN. Giai đoạn đến 2020 là giai đoạn nông nghiêp tăng trưởng nhanh, sau đó sẽ đi vào ổn định và tăng trưởng chậm dần. Cụ thể như sau:

3.1.2.1. Ngành trồng trọt

Trồng trọt là ngành có lợi thế nhất trong các ngành NN của địa bàn vùng quy hoạch, trong đó các loại cây có giá trị kinh tế cao là hồ tiêu, cà phê, rau hoa và cây ăn quả. Do vậy, để nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng trọt, định hướng quy hoạch sẽ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại có năng suất và chất lượng cao.

3.1.2.2. Ngành chăn nuôi

Hiện tại ngành chăn nuôi trong địa bàn quy hoạch chưa thực sự phát triển, để ngành NN có thể đóng góp quan trọng vào giá trị gia tăng của địa bàn quy hoạch, cần đầu tư phát triển mạnh các sản phẩm chăn nuôi, đưa các sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

3.1.2.3. Ngành lâm nghiệp

Trên địa bàn quy hoạch, diện tích rừng chủ yếu là rừng phòng hộ, các diện tích khác đã được khai thác để trồng cây CN dài ngày. Vì vậy, định hướng quy hoạch chủ yếu tập trung vào phủ xanh đất trống và trồng rừng phục vụ DL.

3.1.2.4. Ngành thủy sản:

Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn không nhiều, vì vậy định hướng quy hoạch nuôi trồng thủy sản sẽ tập trung vào phát triển giống nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PH ÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ DỌC TUYẾN QUỐC LỘ 14 TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w