Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PH ÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ DỌC TUYẾN QUỐC LỘ 14 TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 38 - 39)

3.5.1.1. Định hướng chung phát triển giáo dục

Mục tiêu phát triển giáo dục

Phát triển toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo trên truyến hành lang QL 14 theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện, đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn, coi trọng giáo dục truyền thống. Đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ mục tiêu đưa tuyến hành lang kinh tế QL 14 trở thành khu vực động lực tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Đắk Nông, là điểm cầu nối phát triển giữa các địa phương trong Vùng Tây Nguyên.

Chỉ tiêu cụ thể

Đến năm 2020: Đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn có trường mầm non xây dựng kiên cố; 60% trường tiểu học, 80% trường THCS và 100% trường THPT, trường dân tộc nội trú, trường dạy nghề đồng bộ về Cơ sở vật chất (có đủ các phòng học bộ môn, thư viện, phòng thí nghiệm, khu giáo dục thể chất và trang thiết bị, đồ dùng dạy học); đưa trường THPT chuyên của Tỉnh đạt nhóm 200 trường THPT trọng điểm của cả nước.

Đến năm 2030: 100% hệ thống trường học ở tất cả các cấp đào tào được xây dựng đồng bộ theo hướng hiện đại.

Định hướng phát triển giáo dục

(1) Phát triển giáo dục - đào tạo phải hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người, nâng cao dân trí, tạo lập đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đưa tuyến hành lang kinh tế trở thành điểm động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy nhanh CNH, HĐH, hội nhập khu vực và quốc tế; đồng thời thoả mãn nhu cầu học tập ngày càng cao của người dân.

(2) Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề. Chú trọng đào tạo nghề theo các hình thức đào tạo dài hạn, ngắn hạn, giáo dục tổng hợp và hướng nghiệp, liên kết đào tạo, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và trình độ tay nghề cho người lao động. Xây dựng hệ thống đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động tại chỗ phù hợp với mục tiêu phát triển và chức năng kinh tế của từng tiểu vùng trên tuyến hành lang kinh tế.

(3) Phát triển giáo dục – đào tạo gắn với lợi thế của tuyến hành lang QL 14 là tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn Tỉnh. Đưa sự phát triển giáo dục – đào tạo của các địa phương trên tuyến hành lang QL 14 trở thành điểm phát triển mạnh trong ngành giáo dục – đào tạo của Tỉnh, từ đó tăng cường tác động lan tỏa kéo theo sự phát triển của các địa phương khác trên địa bàn Tỉnh.

(4) Đảm bảo sự phù hợp trong định hướng phát triển ngành giáo dục – đào tạo trên địa bàn Tỉnh. Tiếp tục giữ vững qui mô giáo dục - đào tạo, duy trì và nâng cao tỷ lệ học sinh đến trường đúng độ tuổi và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC, kỹ thuật phục vụ dạy và học; bảo đảm nhu cầu lớp học, trường học theo các tiêu chí chuẩn, tăng tỷ lệ các trường học đạt chuẩn quốc gia ở các cấp, ngành học. Bảo đảm đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng theo tiêu chí chuẩn và trên chuẩn của giáo viên các cấp học, ngành học.

3.5.1.2. Quy hoạch phát triển theo ngành

a. Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, THCS và THPT

Căn cứ theo quy hoạch phát triển dân cư (dân cư đô thị và dân cư nông thôn mới) và căn cứ theo quy hoạch thành lập đơn vị hành chính mới, mạng lưới trường lớp các cấp cần được mở rộng để đảm bảo nhu cầu học tập của người dân trên toàn tuyến hành lang QL 14.

b. Giáo dục chuyên biệt

Dự kiến đến năm 2020, mạng lưới giáo dục chuyên biệt trên tuyến hành lang kinh tế QL 14 tỉnh Đắk Nông bao gồm: 02 trường Cao đẳng; 02 trường trung cấp nghề; 4 trường chuyên; 6 trường dân tộc nội trú; 7 TT GDTX.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PH ÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ DỌC TUYẾN QUỐC LỘ 14 TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w