Quy hoạch phát triển y tế

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PH ÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ DỌC TUYẾN QUỐC LỘ 14 TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 39 - 41)

3.5.2.1. Định hướng chung phát triển y tế

Mục tiêu phát triển y tế

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống y tế trên tuyến hành lang kinh tế QL 14 theo hướng công bằng, hiệu quả, phát triển và phù hợp với đặc điểm về kinh tế - xã hội của tuyến nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban

đầu, phòng chống dịch bệnh, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, các chương trình sức khỏe, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các DV y tế thiết yếu; xây dựng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh theo cụm dân cư không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tuyến hành lang kinh tế QL 14.

Chỉ tiêu cụ thể

Tỷ lệ chết trẻ dưới 1 tuổi <1‰ năm 2020 và tiếp tục duy trì; Tỷ lệ chết trẻ dưới 5 tuổi <3,0‰ năm 2020 và <2,5‰ năm 2030; Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi <10% năm 2020 và <7% năm 2030; Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ trên 99% vào năm 2030; Phấn đấu 100% xã đạt Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế; Đến năm 2020 có 10 bác sĩ và 2 dược sĩ đại học/vạn dân và đến năm 2030 có 12 bác sĩ, 2,5 dược sĩ đại học/vạn dân; Đạt 25,7 giường bệnh/vạn dân vào năm 2020 và năm 2030 đạt 26,5 giường bệnh/vạn dân;…

Định hướng phát triển y tế

(1) Phát triển Hệ thống y tế (HTYT) tuyến hành lang QL 14 theo hướng hiện đại và bền vững; gắn y tế chuyên khoa, chuyên sâu với y tế phổ cập, kết hợp hài hoà giữa phòng bệnh với KCB - phục hồi chức năng, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại nhằm thực hiện chủ trương công bằng, hiệu quả và bền vững trong CSSK.

(2) Phát triển HTYT gắn liền với các cụm dân cư nhằm tạo Cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, CSSK với chất lượng ngày càng cao, đặc biệt là đồng bào ở vùng núi cao và khu vực biên giới.

(3) Phát triển HTYT theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các thành phần cùng tham gia cung cấp DV CSSK trong đó y tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

(4) Hình thành và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh trên địa bàn tuyến hành lang QL gồm một số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh về một số chuyên khoa như: ung bướu, sản, nhi.

(5) Phát triển y tế trên Cơ sở phát huy lợi thế của tuyến hành lang QL và lợi thế phát triển của từng tiểu vùng trên tuyến. Đưa sự phát triển y tế của các địa phương trên tuyến hành lang QL 14 trở thành điểm phát triển mũi nhọn trong ngành y tế của Tỉnh, từ đó tăng cường tác động lan tỏa kéo theo sự phát triển của các địa phương khác trên địa bàn Tỉnh.

3.5.2.2. Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế theo ngành a. Mạng lưới y tế

Tuyến Tỉnh: Hệ điều trị sẽ xây dựng thêm một số bệnh viện chuyên khoa bao gồm: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi; Bệnh viện Sản - Nhi; Bệnh viện y học cổ truyền; Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng; tiếp tục thực hiện đầu tư bệnh viện đa khoa Tỉnh giai đoạn 2, phối hợp với Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh phát triển Bệnh viện đa khoa tỉnh trở thành bệnh viện vệ tinh của một bệnh viện có uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tuyến Huyện, xã: Giai đoạn 2015 – 2020, xây dựng thêm bệnh viện đa khoa Thị xã Gia Nghĩa; huy động đầu tư xây dựng mới Bệnh viên đa khoa huyện Cư Jút. Giai đoạn 2020 – 2030, hoàn thành đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nam Tây Nguyên tại Huyện Đắk Mil. Mạng lưới hệ điều trị tuyến xã cơ bản vẫn được duy trì với 37 trạm y tế xã, phường, thị trấn và y tế thôn, buôn, bon ở tất cả các địa bàn trên toàn tuyến.

b. Về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

Ở tuyến tỉnh: Sẽ nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh lên quy mô 500 giường bệnh; xây mới bệnh viện Y học cổ truyền với quy mô 100 giường bệnh; xây mới xây mới Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng với quy mô 50 đến 100 giường bệnh.

Ở tuyến Huyện, xã: Đầu tư xây dựng mới bệnh viện Đa khoa Thị xã Gia Nghĩa với quy mô 150 giường bệnh; xây dựng bệnh viện đa khoa Huyện Cư Jút tại địa điểm mới với quy mô 150 giường bệnh. Cải tạo, nâng cấp các bệnh viện huyện, trạm y tế xã để năm 2020, các bệnh viện đa khoa huyện có tỷ lệ giường bệnh/vạn dân là 22; 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

c. Về phát triển y tế tư nhân:

Trong giai đoạn 2015 - 2030, cần khuyến khích các cơ sở KCB y tế tư nhân đầu tư, nâng cấp thành các phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

d. Về trang thiết bị ngành y tế:

Cùng với việc nâng số giường bệnh, trang thiết bị của các cơ sở y tế cần được đầu tư đủ theo phân tuyến kỹ thuật và đảm bảo thực hiện được 100% các kỹ thuật phân theo tuyến.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PH ÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ DỌC TUYẾN QUỐC LỘ 14 TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w