Khí phế thũng (Emphysema)

Một phần của tài liệu Chuẩn đoán một số bệnh phổi sử dụng xử lý ảnh và học sâu (Trang 77 - 80)

6. Điểm:

3.2.4.11.Khí phế thũng (Emphysema)

Khí phế thũng là bệnh ở đường hô hấp dưới, mà cụ thể là bệnh của phế nang và các tiểu phế quản, gây ra khó thở dai dẳng, kéo dài trên lâm sàng. Bệnh gây ra do sự mất

73

chức năng của các túi phế nang và các tiểu phế quản do căng giãn quá mức hoặc bị phá hủy do quá trình viêm mạn tính của các thành phần ở đường hô hấp dưới.

Hình 3.60 Khí phế thủng và căng phồng phổi quá mức

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khí phế thũng.

• Viêm phế quản mãn tính do thường xuyên tiếp xúc với các chất kích ứng, hóa chất có hại và các vi sinh vật trong không khí là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh khí phế thũng. Các hóa chất độc hại bao gồm khói thuốc lá, thuốc lào, khói của các chất đốt như than đá, khói bếp; vi sinh vật có thể là virus, vi khuẩn, nấm. Khí phế thũng gây ra do COPD hay bệnh lao phổi đều thuộc nhóm nguyên nhân này.

• Hen phế quản: bệnh hen phế quản kéo dài làm căng dãn các túi khí quá mức và liên tục dẫn đến việc mất tính đàn hồi của phế nang và các tiểu phế quản cũng gây nên bệnh khí phế thũng.

• Biến dạng lồng ngực bẩm sinh, chít hẹp phế quản gây tắc nghẽn đường dẫn khí, không khí bị ứ lại bên trong phổi gây nên khí phế thũng.

• Bệnh lý di truyền: bệnh cảnh thiếu hụt protein alpha 1 antitrypsin (A1AT). Loại protein này được sản xuất tại gan, có chức năng chống lại hoạt động của enzym elastase của bạch cầu đa nhân trung tính, bảo vệ tế bào khỏi quá trình viêm nhiễm. Đây là một bệnh lý di truyền, các cấu trúc đàn hồi trong phổi không được bảo vệ do thiết A1AT nên dẫn đến bệnh khí phế thũng. Dấu hiệu khí phế thũng phổ biến trên lâm sàng bao gồm:

74 • Khó thở là triệu chứng nổi bật. Lúc đầu khó thở thì thở ra, xuất hiện nhiều khi gắng sức, về sau khó thở xuất hiện liên tục, trường diễn, nặng nhất là khó thở xuất hiện cả khi nghỉ ngơi. Khó thở nặng hơn khi người bệnh mắc các đợt nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cấp tính như viêm phổi, áp xe phổi.

• Ho: thường là ho khan, hoặc có đàm ít. Động tác khạc đàm thường không có hiệu quả.

• Một số triệu chứng hô hấp khác mà người bệnh có thể gặp phải như: lồng ngực biến dạng hình thùng, gõ vang, nghe thông khí phổi giảm, có thể có rales.

• Khí phế thũng diễn tiến kéo dài có thể gây ra các biến chứng như tâm phế mạn, suy hô hấp mãn tính, tràn khí màng phổi, tắc nghẽn động mạch phổi. Triệu chứng thường gặp ở giai đoạn muộn bao gồm phù, gan lớn, tĩnh mạch cổ nổi.

Khí phế thũng được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Hỏi tiền sử và thăm khám lâm sàng đóng vai trò định hướng và gợi ý giúp bác sĩ nghĩ tới bệnh cảnh khí phế thũng.

Các phương tiện giúp chẩn đoán bệnh bao gồm:

• Xét nghiệm máu: lấy máu là xét nghiệm khí máu để xác định nồng độ oxy, khí carbonic trong máu.

• Hô hấp ký: sử dụng thiết bị có tên hô hấp kế để đo lường chức năng phổi. Giảm dung tích sống (Forced Vital Capacity – FVC), giảm thể tích hít vào (Inspiration capacity – IC) là những biến đổi thường gặp trong bệnh khí phế thũng.

• Đo các thể tích phổi: bằng phế thân ký mang lại chẩn đoán chính xác hơn. Bệnh nhân khí phế thũng thường có tăng các thể tích cặn chức năng và tăng thể tích khí cặn.

• X quang phổi: hình ảnh điển hình của khí phế thũng thấy được trên X-quang là hai phổi tăng sáng, khoảng gian sườn giãn rộng, lồng ngực hình thùng, cơ hoành hạ thấp, bóng tim hình giọt nước.

75 • CT scan ngực: cho phép thấy được hình ảnh khí phế thũng khu trú hay lan

tỏa, cho hình ảnh rõ ràng hơn phim chụp X-quang phổi.

• Đo điện tim (ECG) để phát hiện những biến chứng lên tim.

Một phần của tài liệu Chuẩn đoán một số bệnh phổi sử dụng xử lý ảnh và học sâu (Trang 77 - 80)