Đông đặc (Consolidation)

Một phần của tài liệu Chuẩn đoán một số bệnh phổi sử dụng xử lý ảnh và học sâu (Trang 75 - 77)

6. Điểm:

3.2.4.9.Đông đặc (Consolidation)

Phổi đông đặc xảy ra khi không khí thường lấp đầy trong các đường hô hấp nhỏ của phổi bị thay thế bằng một thứ khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân, không khí có thể được thay thế bằng: Chất lỏng như mủ, máu, nước hoặc chất rắn như thức ăn trong dạ dày hoặc các tế bào. Hình ảnh phổi trên phim chụp X-quang ngực và các triệu chứng giống nhau với tất cả các chất này. Vì vậy, bác sĩ thường tiến hành nhiều xét nghiệm hơn để tìm hiểu lý do tại sao phổi bị đông đặc. Với cách điều trị thích hợp, phổi đông đặc sẽ biến mất và không khí quay trở lại.

71

Hình 3.58 X-Quang phổi đông đặc

Các triệu chứng thường gặp của phổi đông đặc là:

• Hơi thở khó khăn, tình trạng này có thể tăng lên tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phổi đông đặc

• Thở khò khè và khó thở

• Ngực cảm thấy nặng, thường kèm đau

• Thở gấp (một tình trạng tăng nhịp thở rất nhanh, đổ mồ hôi rất nhiều và khó khăn trong khi nói chuyện)

• Hơi thở có các âm thanh bất thường

• Da mặt có thể tái hơn bình thường hoặc thậm chí hơi xanh

• Ho dữ dội với một lượng lớn chất nhầy (chất nhầy cũng có thể chứa máu)

• Sốt

• Đổ mồ hôi đêm

• Kiệt sức và mệt mỏi

Nguyên nhân gây ra phổi đông đặc bao gồm: Viêm, phù phổi, xuất huyết phổi, viêm phổi hít, ung thư phổi.

Chẩn đoán bằng việc bắt đầu một cuộc trò chuyện về bệnh sử y tế gần đây, sau đó là thăm khám lâm sàng. Nghe phổi và theo dõi các phim chụp X-quang để có được bức tranh đầy đủ mức độ đông đặc phổi. Sau khi chẩn đoán được thực hiện, các lựa chọn điều trị sẽ được đưa ra.

72

Một phần của tài liệu Chuẩn đoán một số bệnh phổi sử dụng xử lý ảnh và học sâu (Trang 75 - 77)