6. Điểm:
3.2.4.5. Dạng khối (Mass)
Khối hay là U phổi là kết quả của sự phân chia và phát triển bất thường của những tế bào trong mô phổi, hoặc trong đường hô hấp dẫn đến phổi. Quá trình tế bào phân chia nhanh chóng, tuy nhiên, không chết đi, dẫn tới sự tích tụ của khối u.
Nếu khối u có kích cỡ 3cm hoặc ít hơn thì thường được gọi là nốt phổi. Khối u có đường kính lớn hơn 3cm thì được gọi là một khối.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi chưa rõ ràng song người ta tìm thấy mỗi liên hệ giữa một số yếu tố với bệnh lý ác tính này như: thuốc lá, ô nhiễm không khí, nghề nghiệp, di truyền, các bệnh ở phế quản phổi và một số yếu tố khác.
Triệu chứng đa dạng tuỳ theo vị trí u, mức độ lan rộng của tổn thương. Người bệnh có thể thấy đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí; kèm thêm khó thở khi khối u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp.
Khó nuốt, nuốt đau, khàn tiếng, tim đập nhanh, đau vai lan mặt trong cánh tay, rối loạn cảm giác, toàn thân mệt mỏi, gày sút, sốt… cũng có thể là triệu chứng của bệnh.
Triệu chứng điển hình: gồm ho dai dẳng, uống thuốc không khỏi hoặc ngày càng nặng hơn, ho ra máu, cơn ho khác thương so với trước đây, viêm phổi, viêm phế quản… mãi không khỏi hoặc tái đi tái lại nhiều lần, cảm thấy khó thở, khò khè không rõ nguyên nhân, giọng khàn, nuốt đau… Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên bạn hãy đến bệnh viện để sàng lọc bệnh.
66
Hình 3.54 X-Quang ung thư phổi
Có thể chẩn đoán ung thư phổi bằng cách:
• Xét nghiệm mô bệnh học
• Xét nghiệm tế bào học
• Soi phế quản
• Chụp X-quang và chụp CT cắt lớp vi tính
• Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
Nguyên tắc điều trị ung thư phổi dựa vào thể trạng bệnh nhân, loại mô bệnh học, giai đoạn bệnh. Điều trị ung thư phổi gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa chất. Có thể điều trị đơn thuần một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau.