Hoạt tính sinh học của cao chiết

Một phần của tài liệu Tổng hợp chấm lượng tử carbon tải hợp chất được chiết từ cây tai tượng ấn (acalypha indicia l ) (Trang 65 - 69)

5. Điểm mới của đề tài

3.2 Hoạt tính sinh học của cao chiết

Khả năng kháng khuẩn của cao lá tai tượng Ấn

Kết quả phép đo kháng khuẩn cho thấy cả hai mẫu cao đều không có khả năng kháng khuẩn E.coli ở các nồng độ khác nhau 50,00; 10,00; 5,00; 1,00 mg/mL. Được trình bày trên hình (3.7).

46

Hình 3.6 Kết quả phép đo kháng khuẩn

Tùy theo phương pháp chiết xuất, dung môi sử dụng là khác nhau thì khả năng kháng khuẩn là khác nhau hoặc không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn. Mẫu cao lá methanol được chiết xuất theo phương pháp ngâm dầm trong khoảng thời gian ba ngày liên tiếp có khả năng kháng khuẩn E.coli với đường kính vòng vo khuẩn là 10,06 ± 0,41 mm ở nồng độ 100 mg/mL [64]. Mẫu cao methanol được điều chế theo phương pháp như trên ở 37 ºC với tốc độ khuấy là 150 vòng/phút trong 24 h lại không có khả năng kháng khuẩn E.coli [65].

Bên cạnh có khả năng kháng khuẩn E.coli mẫu còn có khả năng kháng lại nhiều loại chuẩn khuẩn khác như: Klebsiella sp., Bacillus sp., Salmonella sp. [47]. Cao chiết ethanol được chiết bằng thiết bị soxhlet ở nhiệt độ 56-60 oC cũng thể hiện khả năng kháng khuẩn E.coli với đường kính vòng vô khuẩn là 18 mm ở 50 mg/mL lớn hơn so với cao nước có đường kính vòng vô khuẩn là 9 mm [66]. Ngoài ra mẫu cao chiết của lá cây tai tượng Ấn khi chiết bằng thiết bị soxhlet với nhiều loại dung môi khác nhau như: hexane, chloroform, ethyl acetate cũng cho thấy hiệu quả cao trong việc kháng lại các khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Bacillus cereus, Streptococcus faecalis và hầu như không có hiệu quả trong việc kháng lại các khuẩn Gram âm: Escherichia coli, Klebsiella aerogenes, Pseudomonas aeruginosa và Proteus vulgaris [67].

47

Hoạt tính chống oxi hóa của cao chiết

3.2.2.1 Khả năng bắt gốc tự do DPPH

Thí nghiệm tiến hành xác định theo phương pháp ức chế gốc tự do bằng DPPH. Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất để đánh giá khả năng kháng oxy hóa vì DPPH là một gốc tự do tương đối ổn định và nhạy trong việc xác định hoạt tính. Phương pháp DPPH dựa vào khả năng hấp thu các gốc tự do DPPH của các hợp chất chống oxy hóa trong cao chiết thông qua việc hiển thị màu mờ dần với màu của DPPH [70]. Từ Bảng (3.7) cho thấy nồng độ của hai mẫu cao chiết càng cao càng làm mất màu tím của DPPH và phần trăm ức chế càng cao.

Bảng 3.6 Phần trăm ức chế gốc tự do DPPH của hai mẫu cao lá tai tượng Ấn

STT

Nồng độ (μg/mL)

Phần trăm ức chế (IC50%)

Cao ethanol Cao nước

1 10,00 0,45 ± 1,41 0,19 ± 0,64

2 25,00 18,62 ± 1,88 12,04 ± 1,88

3 50,00 26,48 ± 2,16 12,42 ± 2,17

4 100,00 33,46 ± 0,32 31,72 ± 1,42

Khả năng bắt gốc tự do của cao ethanol (33,46 ± 0,32) mạnh hơn không đáng kể so với cao nước (31,72 ± 1,42). Nhìn chung cả hai mẫu cao đều cho khả năng bắt gốc tự do DPPH yếu. Điều này cũng được minh chứng qua nhiều thực nghiệm khác. Mẫu cao lá methanol được chiết xuất theo phương pháp ngâm dầm liên tục 3 ngày ở nhiệt độ phòng với khả năng bắt gốc tự do là 43,57% ở nồng độ 250 μg/mL. Cùng sử dụng một dung môi tuy nhiên các phương pháp khác nhau và nguyên vật liệu khác nhau cũng thể hiện khả năng bắt gốc tự do DPPH khác nhau. Cao chiết từ thân của dung môi methanol sử dụng phương pháp maceration vượt trội hơn so với cao chiết từ lá và rễ của khi chiết bằng thiết bị soxhlet hay sonication.

48

3.2.2.2 Năng lực khử Fe

Nguyên tắc của phương pháp này dựa trên sự khử Fe3+ thành Fe2+ tạo thành phức hợp ferris ferrocyanid khi có mặt của chất chống oxy hóa. Nồng độ càng cao, tổng năng lực khử và hoạt tính kháng oxy hóa càng mạnh. Từ Bảng (3.8) có thể thấy khi nồng độ tăng, độ hấp thu quang học của các mẫu cao tăng dần (p < 0,05). Khi tăng nồng độ từ 0,1 μg/mL lên 1,0 μg/mL, giá trị mật độ quang tăng từ 0,131 lên 1,399 (cao nước); từ 0,104 lên 0,592 (cao ethanol). Độ hấp thu quang của mẫu cao nước cao hơn so với mẫu cao ethanol ở các nồng độ khác nhau. Tương tự như kết quả ở thí nghiệm về tổng hàm lượng polyphenol, hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH, mẫu càng có hàm lượng polyphenol cao sẽ càng cho hoạt tính khử mạnh. Ở cùng một nồng độ hàm lượng polyphenol và độ hấp thu quang trong phép đo năng lực khử sắt của mẫu cao nước cao hơn so với mẫu cao ethanol.

Bảng 3.7 Kết quả phép đo năng lực khử của cao chiết ở các nồng độ khác nhau

Mẫu Độ hấp thu quang ở các nồng độ (𝝁g/mL) 0,1 0,5 1,0 Cao nước 0,131 ± 0,011 0,691 ± 0,017 1,399 ± 0,021 Cao ethanol 0,104 ± 0,003 0,328 ± 0,004 0,592 ± 0,021 Xác định tổng hàm lượng polyphenol

Các hợp chất polyphenol là một trong những nhóm chất chuyển hóa lớn nhất và phổ biến nhất của thực vật [68], chúng còn được coi là chất chống oxy hóa tự nhiên. Kết quả phân tích tổng hàm lượng polyphenol (không tính hàm ẩm) xét trên mẫu cao thể hiện ở bảng (3.6). Phương trình hồi quy tuyến tính của đường chuẩn acid galic là y = 0,1325x + 0,0084 (R2 = 0,9993).

Bảng 3.8 Tổng hàm lượng polyphenol trong hai mẫu của cao tai tượng Ấn

Mẫu Cao ethanol Cao nước

Tổng hàm lượng polyphenol

49

Kết quả thu được hàm lượng polyphenol trong cao nước (66,293 mg GAE/g mẫu) cao hơn so với cao ethanol (41,894 mg GAE/g mẫu). Sự khác biệt trung bình giữa hai mẫu cao này là đáng kể. Việc trích ly bằng dung môi thường được sử dụng để tách các chất chống oxi hóa và phải kể đến hiệu suất trích ly cũng như khả năng chống oxi hóa của cao chiết, điều này phụ thuộc rất nhiều vào dung môi cũng như phương pháp được sử dụng để trích ly do độ phân cực của các hợp chất chống oxi hóa là khác nhau [69]. Đối với mẫu cao lá ethanol được trích ly theo phương pháp ngâm dầm hàm lượng polyphenol có trong mẫu là 26,60 ± 2,5 mg GAE/g mẫu [47].Tổng hợp CQDs tải hợp chất được chiết từ cây tai tượng Ấn

Một phần của tài liệu Tổng hợp chấm lượng tử carbon tải hợp chất được chiết từ cây tai tượng ấn (acalypha indicia l ) (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)