Tổng quan về cây tai tượng Ấn (Acalypha indica L.)

Một phần của tài liệu Tổng hợp chấm lượng tử carbon tải hợp chất được chiết từ cây tai tượng ấn (acalypha indicia l ) (Trang 38 - 43)

5. Điểm mới của đề tài

1.3 Tổng quan về cây tai tượng Ấn (Acalypha indica L.)

Phân loại khoa học cây tai tượng Ấn

Cây tai tượng Ấn hay còn gọi là tai tượng xanh được miêu tả khoa học đầu tiên 1973 bởi L.

Giới: Plantae (giới thực vật) Bộ: Malpighiales (bộ sơ ri) Họ: Euphorbiaceae (thầu dầu) Chi: Acalypha (chi cỏ tai tượng)

Loài : Acalypha indica (cây tai tượng Ấn)

Đặc điểm hình thái

Đây là một loài cây cỏ cao 40 cm hay hơn, thường phân cành từ gốc. Lá hình trái xoan, hình thoi có góc ở gốc, tù ở chóp, nhẵn, hơi có chấm trong suốt, có răng cưa thưa ở nửa trên của phiến lá, dài 3,5-5 cm, rộng 2,5-4 cm, cuống mảnh hơi có lông lún phún, dài 3,5-7,5 cm. Hoa thành bông ở nách lá, đơn độc, hơi có lông lún phún, dài 4-8 cm, hoa đực ở phần gần ngọn của trục. Cây ra hoa vào tháng 2. Quả nang đường kính 2-3 mm, hơi có lông, được bao bọc trong vỏ quả. Hạt hình trứng, dài 1-4 mm, có mồng ở đỉnh có màu nâu nhạt [34].

19

Hình 1.9 Cây tai tượng Ấn ngoài tự nhiên

Hình 1.10 Lá cây tai tượng Ấn

Hình 4: hoa và quả cây tai tượng xanh

hoa cái

hoa đực

quả Hình 1.11 Rễ cây tai tượng Ấn

20

Phân bố và sinh thái

Cây tai tượng Ấn là một loại cây thảo dược mọc ở vùng khí hậu ẩm ướt, ôn đới và nhiệt đới, được tìm thấy trên khắp các vùng của Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Philippines và châu Phi và các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Mianma và phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam tai tượng Ấn cũng phân bố rải rác khắp các tỉnh từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến khắp các tỉnh ở Tây Nguyên và Đồng bằng Trung du Bắc bộ. Cây ưa sáng thường mọc ở nơi đất ẩm ở các bãi hoang, ven đường đi, nương rẫy [34]. Tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh có thể tìm thấy cây mọc hoang ở khu D hay khuôn viên ký túc xá.

Tác dụng sinh học của cây tai tượng Ấn

Cây tai tượng Ấn được sử dụng nhiều trong các loại thuốc truyền thống của nhiều quốc gia, được cho là có đặc tính lợi tiểu, tẩy và chống giun, ngoài ra còn được sử dụng điều trị viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi, lao phổi, ghẻ và các bệnh ngoài da khác [35, 36]. Lá khô của cây tai tượng Ấn được chế thành thuốc đắp để điều trị bệnh lở loét và vết thương [2] và nước ép của lá tai tượng Ấn là chất gây nôn an toàn cho trẻ em. Thuốc sắc của lá được dùng trong đau tai.

Ở Việt Nam lá phối hợp với tỏi làm thuốc tẩy giun đường tiêu hóa, trộn với muối giã nát đắp chữa ghẻ lỡ. Dịch ép từ lá tươi là thuốc gây nôn an toàn cho trẻ nhỏ, dùng với một thìa cà phê có ích trong điều trị viêm tắc thanh quản, với liều nhỏ hơn lại có tác dụng lợi đờm điều trị viêm phế quản mãn tính và hen suyễn. Lá phối hợp với chanh, hành củ giả nát để chữa thấp khớp. Để chữa táo bón ở trẻ em, lấy lá tai tượng Ấn nghiền nát thành thuốc đạn đặt vào trực tràng làm giảm co thắt hậu môn, đại tiện trở lại bình thường [34].

21

Bảng 1.2 Một số công dụng chính của các bộ phận cây tai tượng Ấn

Thành phần sử

dụng

Công dụng

Rễ

Rễ của cây tai tượng ấn như một loại thuốc bổ có tác dụng làm se da, hạ sốt, làm thuốc xổ [37]

Rễ cây còn được sử dụng trong bệnh đau ngực, đau khớp và đau nửa đầu và kiết lỵ máu.

Dịch chiết của rễ có tác dụng hạ mức đường trong máu lên tới 30% [35] Tro từ vỏ bị cháy trộn với ít muối được sử dụng với mật ong dùng 3-4 lần để giảm ho [38]

Chiết xuất nước của rễ thể hiện hoạt tính chống viêm. Các gốc được sử dụng trong rối loạn nhịp tim, tình trạng thấp khớp, xuất huyết, vết thương, loét và mụn nhọt và nhiều bệnh về da khác. Thân cây được sử dụng chống vô kinh, ngực đau và sưng.

Ngoài ra rễ cây có hiệu quả trong rối loạn gan, hạ sốt, phá thai, giảm viên và nhiệt của cơ thể.

Dịch chiết của lá làm giảm sự đột biến ở E. coli ngoài ra còn có tác dụng điều trị các bệnh về da [39]

Lá có tác dụng nhuận tràng và được sử dụng bên ngoài như chất làm mềm, thuốc đắp cho vết nứt của da ở tay chân, trong vết côn trùng cắn, sưng, thấp khớp và liệt mặt [38]. Ngoài ra còn được sử dụng để trị bệnh vàng da, bệnh trĩ, bệnh viêm khớp, các mụn nhọt ngoài da, giun vòng và bệnh chàm [40].

Lá tai tượng Ấn được cho rằng có hiệu quả điều trị bệnh hen suyễn [41] Dịch chiết của lá với ethanol có hiệu quả trị nọc độc của rắn Viper [42]

22

Quả

Quả được sử dụng như một loại thuốc Bắc và có hiệu quả trong điều trị vết thương do rắn cắn [42]

Hoa và quả được sử dụng như một loại thuốc xổ, thuốc giảm sốt, và có tác dụng làm se da.

Chiết xuất 50% ethanol từ vỏ quả cho thấy có hoạt tính chống đông ở chuột bạch tạng cái. Vỏ quả có hiệu quả trị vết sưng trên cổ do lạnh.

Hoa Chiết xuất của hoa ức chế chức năng buồng trứng và kích thích chức năng tử cung trong chuột bạch tạng.

Hạt

Hạt hơi ngọt và có tác dụng nhuận tràng, làm mát, cải thiện sự thèm ăn [43] hạ sốt. Chúng rất hữu ích trong vàng da, đau nhói, bệnh ngoài da và sưng họng.

Hạt khô đánh dấu hoạt động hạ đường huyết [44]. Bột hạt được sử dụng trong bệnh amip. Các bột trái cây được sử dụng cho táo bón, đau bụng, nhiễm clo và rối loạn tiết niệu.

Thành phần hoá học

Cho đến nay nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số thành phần hóa học có trong cây như amide, acalyphamide và một số amit khác, alkaloids, triacetoamine, uebrachitol, kaempferol, 2-methylanthraquinone, tri-O-methyl ellagic acid,-sitosterol, ß-sitosterol, ß-sitosterol, ß-sitosterol, ß-sitosterol n-octacosanol, quinine, tanin, nhựa và tinh dầu [44, 45]. Gần đây, bốn hợp chất kaempferol glycoside, mauritiin, clitorin, nicotiflorin và biorobin cũng đã được phân lập từ hoa và lá của cây này [46].

Hợp chất chống oxy hóa [47] như axit phenolic, polyphenol và flavonoid [48] có trong chiết xuất cây tai tượng Ấn, khả năng bắt gốc tự do như peroxide, hydroperoxide hoặc lipid peroxyl và ức chế quá trình oxy hóa dẫn đến việc làm suy thoái các mầm bệnh [49] .Cây tai tượng Ấn cũng có tính chất kháng khuẩn. Nhiều báo cáo trước đây đã chỉ ra rằng flavonoid [45] (kaempferol glycosides mauritiin, clitorin, nicotiflorin và biorobin) và các chất chuyển hóa thứ cấp có trong lá và hoa của loại này có thể được sử dụng một

23

cách hiệu quả trong điều trị bệnh do kháng sinh của các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Với những lý do trên, các bộ phận khác nhau của cây này được sử dụng trong sản xuất các loại thuốc có giá trị để chữa bệnh do nhiễm trùng Staphylococcus [50].

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu trình bày việc sử dụng dịch chiết của cây tai tượng Ấn để tổng hợp vật liệu nano như tổng hợp hạt nano yttrium oxide [51], nano ZnO [52], nano ruthenium oxide [53], nano zirconium oxide [54] và chứng minh tiềm năng to lớn của cây tai tượng Ấn như khả năng gây độc chống lại MDA-MB-231 tế bào gây ung thư vú ở người của nano bạc và nano vàng [55], khả năng chống lại mầm bệnh truyền qua nước của nano bạc [56], khả năng chống lại tế bào gây ung thư phổi NCIH187 [57].

Khả năng kháng khuẩn, kháng oxi hóa của dịch chiết lá cây tai tượng Ấn đã được khảo sát rất nhiều với nhiều loại dung môi khác nhau ethanol, hexane, chloroform, ethyl acetate, methanol và nhiều chủng khuẩn khác nhau như Gram positive (Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Streptococcus faecalis) and Gram-negative (Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Proteus vulgaris, Pseudomonas aeruginosa, Vibro choleraa) bacteria [38, 47, 58].

Một phần của tài liệu Tổng hợp chấm lượng tử carbon tải hợp chất được chiết từ cây tai tượng ấn (acalypha indicia l ) (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)