0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phân loại màu nhuộm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CHẾ TẠO NGÓN TAY GIẢ THẨM MỸ TỪ LATEX CAO SU THIÊN NHIÊN (Trang 45 -47 )

a) Màu vô cơ

Pigment vô cơ có nguồn gốc từ khoáng đã được sử dụng từ thời tiền sử, trong đó có một số loại vẫn dùng cho đến hiện nay như oxit sắt. Nhưng chủ yếu pigment vô cơ ngày nay là dạng tổng hợp, gồm có pigment màu trắng, màu đen và các màu khác. Tuy nhiên đa số chất màu vô cơ cho các ứng dụng trên đều có nguồn gốc từ các kim loại độc hại như cadmium, chì, chrom hoặc cobalt… Những nguyên tố này không chỉ độc hại với sức khỏe con người mà còn gây ô nhiễm môi trường đáng kể.

24

Vì thế màu vô cơ dần được thay thế bằng trừ titanium dioxide (TiO2) và carbon black, do có khuyết điểm của phẩm hữu cơ : tỷ trọng cao, khả năng nhuộm màu yếu, cho sản phẩm đục không tươi màu, vài dẫn xuất chrome gia tốc lão hóa cao su và một số tham gia vào phản ứng do có lưu huỳnh tự do. Có thể kể tới nhuộm trắng: titanium dioxide, sulfite kẽm… Nhuộm đen: carbon black…Nhuộm vàng: chromate kẽm, oxide sắt vàng…Nhuộm xanh lục: chromium hemitrioxide (Cr2O3) xanh lục…

b) Màu hữu cơ

Là những hợp chất hữu cơ hoặc phức của chúng được hình thành từ các nguyên tử carbon cùng với nguyên tử hydro, nitơ và oxy, clo... hình thành nên các liên kết π và liên kết σ.

Ngày nay các chất màu hữu cơ sử dụng rộng rãi và đa dạng, nhiều chủng loại màu sắc tươi đẹp, cường độ màu cao, được sử dụng nhiều trong các lãnh vực kinh tế khác nhau. Phân loại màu hữu cơ:

➢ Bột màu hữu cơ tự nhiên: - Có sẵn trong tự nhiên

- Độ chịu sáng kém, màu nhanh phai và màu sắc không đa dạng. ➢ Bột màu hữu cơ tổng hợp:

- Là những hợp chất hữu cơ hoặc phức của chúng được tổng hợp từ các sản phẩm của dầu mỏ.

- Màu sắc đa dạng, độ sáng cao.

Chất màu hữu cơ có lượng sử dụng thấp nhưng khả năng nhuộm cao, với điều kiện khuếch tán tốt trong hỗn hợp cao su. Nhóm này có vô số loại sản phẩm và có trên thị trường với vô số tên thương mại khác nhau, Tổng quát có thể chia thành 2 nhóm: “toneur” (toner) không có khoáng tố như: monoazoic nitro hóa, diazoic benzidine, indanthrene,v.v.. Và “toneur” có chứa ít nhất một khoáng tố như: các sulfonate azoic, carboxylate azoic, các kim loại phức hợp,v.v…

25

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CHẾ TẠO NGÓN TAY GIẢ THẨM MỸ TỪ LATEX CAO SU THIÊN NHIÊN (Trang 45 -47 )

×