Caosu thiên nhiên tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật chế tạo ngón tay giả thẩm mỹ từ latex cao su thiên nhiên (Trang 27 - 28)

Từ những hạt cao su đầu tiên di nhập được trồng thành công tại Việt Nam vào năm 1897, đến nay, cây cao su đã có vị thế vững chắc trong ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao công nghệ chế biến, cải thiện điều kiện xã hội vùng nông thôn và phủ xanh gần 1 triệu ha.[2]

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, với trên 80% caosu được xuất khẩu, Việt Nam đang đứng thứ 3 trên thế giới xuất khẩu caosu thiên nhiên (năm 2017, sản lượng caosu thiên

6

nhiên đạt 1.094.500 tấn), chiếm thị phần thế giới khoảng 12%, chỉ sau Thái Lan (38%) và Indonesia (27%). [10]

Cao su với tính năng hết sức quý báu là tính đàn cao và có tính năng cơ lí tốt như: sức bền lớn, ít bị mài mòn, không thấm khí, thấm nước…nên được coi là nguyên liệu lí tưởng mà chưa một loại nguyên liệu nào có thể thay thế để sản xuất săm lốp, phục vụ ngành giao thông vận tải. Ước tính hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 50000 các sản phẩm cao su, chúng có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân và được và được phân bổ như sau:

- 68% cao su được dùng trong ngành giao thông vận tải để sản xuất săm, lốp các loại. - 13,5% được dùng trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm cơ học (dây đai,

băng tải).

- 9,5% cao su để sản xuất các sản phẩm màng mỏng (bóng bay, găng tay phẫu thuật). - 5,5% cao su để sản xuất giày dép.

- 2,5% cao su dùng dể sản xuất các sản phẩm cao su khác (Laket bóng bàn, bóng cao su…)

- 1% dùng dể sản xuất keo dán.

Ngoài ra cao su còn được dùng trong công nghiệp quốc phòng kể cả trong ngành du hành vũ trụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật chế tạo ngón tay giả thẩm mỹ từ latex cao su thiên nhiên (Trang 27 - 28)