6. Điểm: (Bằng chữ: )
4.1.3 Dung lượng Ergodic (Ergodic Capacity)
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG
Hình 4.3 Kết quả mô phỏng của dung lượng Ergodic Nhận xét:
Đây là hiển thị kết quả dung lượng Ergodic bằng phần mềm Matlab với đường vuông đứt đoạn là mô phỏng. Ở đây chỉ thể hiện kết quả mô phỏng mà không thể thể hiện kết quả phân tích lý thuyết do phân tích lý thuyết của dung lượng Ergodic rất phức tạp, cần chuyên môn cao vì công thức (12) rất khó cho việc tính toán lẫn mô phỏng trong matlab nên chúng tôi chỉ có thể đưa lên hình mô phỏng theo thực tế. Hình 4.3 thể hiện kết quả mô phỏng thực tế của dung lượng Ergodic. Vì hàm là hàm log cơ số 2 – công thức (11) thì đồ thị cũng số có dạng là đồ thị hàm log. Hình 4.3 mô tả EC như một hàm của 𝑝𝑡, đối với các giá trị khác nhau của N. Cũng giống như SNR, 𝑝𝑡(dB) đại diện cho tổng tỷ số công suất truyền trên độ nhiễu. Chúng tôi có thể thấy, khi 𝑝𝑡 tăng dần, số N cố định thì dung lượng Ergodic cũng tăng dần theo. Khi xét với N thay đổi, 𝑝𝑡 cố định thì giá trị dung lượng Ergodic cũng thay đổi tuyến tính theo. Lấy ví dụ với 𝑝𝑡 bằng 10 (dB), EC bằng 5. Với 𝑝𝑡 bằng 30 (dB), EC bằng 10. Có thể thấy giá trị 𝑝𝑡 tăng thì EC cũng tăng theo. Tương tự SNR, điều này có nghĩa giá trị dung lượng Ergodic càng cao thì hiệu suất hệ thống càng được cải thiện.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG 32
Dựa vào hình và nhận xét trên, chúng tôi rút ra kết luận dung lượng Ergodic cũng được cải thiện đáng kể qua bề mặt phản xạ thông minh. Với một số N cố định và 𝑝𝑡 thay đổi thì ứng với tổng công suất truyền đi trên nhiễu càng lớn (𝑝𝑡) thì dung lượng Ergodic càng lớn, hiệu suất hệ thống càng được cải thiện và ngược lại.