Biện pháp dài hạn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VỆ SINH VÀ CHẤT LƯỢNG CẢM QUAN CỦA THỊT HEO, VỊT QUAY ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH (Trang 37 - 45)

Bằng cách xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng như GMP, ISO, HACCP,... cho các cơ sở sản xuất như quyết định số 3912005/QĐ-BYT nhằm giúp người dân có những nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, các sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, việc xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng còn giúp cho các doanh nghiệp có chỗ đứng vững trên thị trường, có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.

1. Tô Minh Châu (2003), giáo trình kiểm tra chất lượng vệ sinh thực phẩm, trường ĐH Mở Bán Công TPHCM.

2. Nguyễn Thị Huệ, Từ Thị Hường (1997), tài liệu nghiệp vụ kỹ thuật kiểm nghiệm vi sinh vật và vi nấm trong thực phẩm. NXB Vệ Sinh Y Tế Công Cộng.

3. Lê Đình Hùng (1997) Đại cương về phương pháp kiểm tra vi sinh thực phẩm. Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, TPHCM.

4. Nguyễn Đức Lượng (2005), vệ sinh và an toàn thực phẩm, NXB Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh.

5. PGS.TS Đồng Thị thanh Thu (2004), giáo trình sinh hóa cơ bản, Đại học khoa học tự nhiên.

6. Nguyễn Thị Hồng Thư (1989) , kiểm nghiệm thực phẩm bằng phương pháp cảm quan, NXB khoa học và kỹ thuật.

7. Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, NXB Hà Nội (2008) của Bộ Y Tế

8. Trần Linh Thước (2002) Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm, NXB Giáo Dục

9. Trung tâm y tế dự phòng (2005) tập hợp các phương pháp kiểm tra vi sinh vật trong thực phẩm. 10. http//sonongnghiep_angiang.gov.vn/wp_ctp_nd/tailieu%20kt/heoquay.htm 11. http//www.google.com.vn. 12. htpp//www.heoquay.com. 13. htpp//www.heosua.com. 14. htpp//www.heoquayductam.com. 15. http//www.tuoitre.com.vn.

CHƯƠNG VI:

PHỤ LỤC

6.1 Một số địa chỉ và hình ảnh bày bán sản phẩm.

Hình 6.1: Heo quay bày bán ở sở Đắc Hòa (Thủ Đức, Quận 9)

Hình 6.2: Heo, vịt quay được bày bán ở chợ Chánh Hưng (Quận 8)

6.2 Mô hình quản lý thịt heo an toàn.

6.2.1 Trại chăn nuôi được chứng nhận an toàn dịch bệnh.

Hình 6.4: Chuồng trại bố trí hợp lí Hình 6.5: Chuồng trại sạch sẽ

-

Hình 6.6: Heo được vệ sinh và có chế độ chăm sóc tốt

6.2.2 Quy trình đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

Chúng ta thường nghe đến rau quả sạch, trứng sạch..., nhưng lại quên rằng thịt cũng có thể được lấy từ gia súc nuôi bằng thức ăn thực vật “sinh học”... với một quy trình phù hợp với tự nhiên. Thịt đó chính là “thịt sạch”.

Nói đơn giản hơn là chăn nuôi theo kiểu truyền thống, đó là một phương pháp chăn nuôi đáp ứng “sự thoải mái và tiện nghi” một cách tối ưu mà mỗi loài gia súc đòi hỏi . Mật độ tập trung, tăng trưởng và tăng cân một cách tự nhiên, theo nhịp sinh học của mỗi chủng loại; phối giống, sinh sản theo cách cổ truyền, “tôn trọng” bản năng tự nhiên của con vật, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống,loài...

Thịt sạch là sản phẩm không có thuốc, kháng sinh, hormon, chất kích thích tăng trưởng... Gia súc chỉ ăn cỏ rơm hay ngũ cốc có chứng nhận sinh học không thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học. Để được xác nhận là thịt sạch, thịt cần có những tiêu chuẩn sau đây

6.2.2.1 Điều kiện chăn nuôi :

Kỹ thuật nuôi và môi trường phải thuận lợi đối với sức khỏe gia súc mà không bỏ qua nhu cầu và tập quán bầy đàn. Người chăn nuôi phải đảm bảo cho gia súc của mình có đủ chỗ, không khí thông thoáng và ánh sáng tự nhiên; thả bầy ra ngoài trong thời gian tối đa khi khí hậu cho phép; thức ăn tự do và luôn đủ nước uống sạch, chất lượng tốt; chuồng trại đủ rộng để có thể đứng, ngủ, nghỉ ngơi, quay tới lui, tắm và làm mọi đông tác tự nhiên (như vươn giũi, sải-đập cánh và có ổ sạch - đối với gia cầm). Đối với bò, dê, cừu… thì sàn phải sạch mà không trơn và có chỗ nằm lót rơm đủ độ dày; cách nhốt từng con riêng biệt hay cột vào cọc là không được chấp nhận. Đối với thủy cầm thì phải có một diện tích nước ao hồ đủ rộng. điểm chung là phải có dẫy nhà trú ẩn thông thoáng và tách biệt với chỗ cư trú của người.

6.2.2.2 Các thủ thuật can thiệp:

Thường không được cho phép; tuy nhiên, việc thiến bê hay heo con, bẻ răng nanh heo con, cắt ngắn đuôi cừu con, cắt sừng hoặc cắt bớt mỏ... đều được cho phép nếu nằm trong hoàn cảnh vì lý do an toàn hay cải thiện sức khỏe và sự thoải mái của vật nuôi. Tất cả những thủ thuật này chỉ được thực hiện sau khi gây mê và ở độ tuổi thích hợp. Trường hợp đốt sừng hay thiến gia súc non bằng cách thắt dây thun thì không cần phải gây mê. Thủ thuật nuôi thúc ngỗng, gà, vịt cũng bị cấm.

6.2.2.3 Chế độ ăn phù hợp :

Chế độ ăn phải cân bằng, tuân thu nghiêm ngặt theo nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, và đặc biệt có chất lượng.Thúc đẩy hay làm chậm lại quá trình tăng trưởng, với bất cứ sản

phẩm tổng hợp nào, đều bị nghiêm cấm. Tất cả thực phẩm đều phải được chế biến hay sản xuất theo thông số và tiêu chuẩn sinh học được đề ra. Thức ăn của gia súc nhai lại phải có 60% là rơm hay cỏ, trong đó có 25% là rơm khô trong những lúc gia súc không được thả rong. Loại thực phẩm này không được cho thêm phụ gia hóa học. Chỉ có các thành phần vi sinh hay enzym, mật ong, muối và lactosérum, acid lactique trong trường hợp thời tiết không thuận lợi cho sự không lên men. Chất bã thực vật sử dụng làm thực phẩm phải được chứng nhận là sản phẩm sạch. Quy định cũng nghiêm cấm nuôi gia súc nhai lại bằng mọi sản phẩm từ động vật có vú, ngoài sữa và các chế phẩm từ nó. Chế phẩm từ cá và hải sản được cho phép ở số lượng nhỏ trong khẩu phần ăn, miễn sao không có chứa thành phần bảo quản không cho phép. Những thành phần khác từ động vật bị nghiêm cấm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngũ cốc, hạt xay, thực phẩm bổ sung chỉ được chiếm 40% khẩu phần ăn hàng ngày. Khoáng chất, vitamin và chiết xuất thực vật, muối và những thực phẩm khác có nguồn gốc tự nhiên có thể được dùng theo nhu cầu.

6.2.2.4 So sánh chất lượng dinh dưỡng của thịt sạch và thịt thường:

· Protein: 10-20% thấp hơn nhưng các acid amin cân bằng hơn - vì ngũ cốc sạch có hàm lượng protein thấp hơn làm thay đổi chất lượng thịt, song cũng khiến thành phần acid amin thiết yếu cân bằng hơn.

· Glucid: không có sự khác biệt

· Lipid (acid béo thiết yếu): hàm lượng acid linoleic (ALC), omega-3, omega-6 cao hơn 3,67 lần. Còn thành phần béo trans thì lại thấp hơn 2,73 lần.Sản xuất sạch nói chung và sản xuất chăn nuôi heo sạch nói riêng là một xu hướng tất yếu đã phát triển tại nhiều nước trên thế giới.

Để hoà nhịp vào xu thế chung đó. Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương đi trước đón đầu, không ngừng nâng cấp, cải tiến ngành chăn nuôi công nghiệp để sản xuất ra sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và thị trường quốc tế.Nhằm cung cấp thông tin và hướng dẫn người chăn nuôi tiếp cận những qui định mới về quản lý giống heo, về những chính sách hỗ trợ đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển đô thị của thành phố đồng thời đưa ra những qui trình mới theo hướng sản xuất chăn nuôi heo sạch, ngày 04 tháng 04 năm 2007 Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống

đã phối hợp với UBND huyện Củ Chi tổ chức hội thảo “Chăn nuôi heo theo hướng chăn nuôi sạch và liên kết tiêu thụ sản phẩm ”.Tham dự hội thảo, ngoài 4 đơn vị chăn nuôi heo Quốc doanh với tổng đàn nái gần 10.000 con còn có trên 120 trại chăn nuôi heo tư nhân (phần lớn tập trung trên địa bàn huyện Củ Chi) qui mô nhỏ và vừa với trung bình mỗi trại trên 100 nái sản xuất và cung cấp hàng ngàn con giống nuôi thịt và con hậu bị làm giống cho người chăn nuôi trong vùng. Đến dự hội nghị còn có lãnh đạo huyện Củ Chi, các công ty, doanh nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc thú y,...và nhiều nông dân chăn nuôi heo trên địa bàn.

Tại hội nghị, các báo cáo tham luận đưa ra các phương hướng phát triển chăn nuôi theo hướng sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là (VISSAN) sẵn sàng ký kết hợp đồng thu mua bao tiêu toàn bộ sản phẩm đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, có các chính sách hỗ trợ, các chương trình đầu tư dài hạn với các tổ chức liên kết, HTX có qui mô hợp lý, có sản phẩm chăn nuôi heo theo hướng “chăn nuôi sạch” để gắn kết giữa người chăn nuôi và cơ sở chế biến tiêu thụ ngày càng chặt chẽ, đồng hành cùng nhau phát triển.

Hy vọng qua hội thảo, các nhà chăn nuôi có thêm nhiều thông tin hữu ích về công nghệ nuôi mới để phát triển chăn nuôi đạt “năng suất chất lượng cao-hiệu quả bền vững-vệ sinh an toàn thực phẩm” theo chỉ đạo của thành phố

6.2.2.5 Biến đổi khí hậu và ngành chăn nuôi lợn

Biến đổi khí hậu mang lại thách thức và cơ hội mới cho người chăn nuôi lợn. Họ cần quan tâm đến những tác động về năng suất của việc biến đổi khí hậu trên khía cạnh kinh doanh và quyền động vật - theo báo cáo từ tờ báo "Tương lai nông trại dựa vào nước Anh" trong một loạt bài về "Thách thức biến đổi khí hậu"...

Biến đổi khí hậu mang lại thách thức và cơ hội mới cho người chăn nuôi lợn. Họ cần quan tâm đến những tác động về năng suất của việc biến đổi khí hậu trên khía cạnh kinh doanh và quyền động vật - theo báo cáo từ tờ báo "Tương lai nông trại dựa vào nước Anh" trong một loạt bài về "Thách thức biến đổi khí hậu". Vấn đề then chốt liên quan đến người chăn nuôi lợn là sức khỏe và năng suất của lợn (như khả năng thụ tinh); sự đảm bảo của các nhà cung cấp thức ăn; khả năng cung cấp nguồn năng lượng và tính an toàn, và khả năng xây dựng để đối phó với thời tiết biến đổi bất thường. Những cơ hội của biến đổi khí hậu đối với người chăn nuôi lợn Tiết kiệm:

• Giảm được chi phí thức ăn bằng cách sử dụng sản phẩm phụ từ thức ăn và sản phẩm lên men sinh học.

• Dự tính khẩu phần thức ăn để tăng năng suất, giảm lãng phí và mất mát.

• Tăng thêm cơ hội chăn nuôi ngoài trời sẽ giảm được việc xây dựng, trang thiết bị cố định và chi phí năng lượng.

• Có thêm nhiều cơ hội sử dụng năng lượng tái chế. Thách thức của biến đổi khí hậu đối với nông dân chăn nuôi lợn

Năng suất

• Stress nhiệt làm giảm năng suất (kể cả vấn đề về sinh sản)

• Có thể giảm lượng nước từ các nhà cung cấp hay nguồn ở trang trại ở một số vùng

• Giảm lượng thức ăn ăn vào khi trời nóng ảnh hưởng đến ngoại hình và khả năng sinh sản. • Có khả năng tăng các loại bệnh khác nhau và tăng chi phí thuốc thú y.

• Giảm lượng cỏ và khả năng sống (trong hệ thống chăn nuôi ngoài trời) Chi phí

• Có thể tăng vốn, chi phí năng lượng và duy trì cho hệ thống thôn gió, làm mát, làm nóng và kiểm soát sự thoát hơi nước.

• Nhu cầu đối với quản lý chuồng trại được cải thiện trong các trường hợp biến đổi khí hậu • Không đoán trước được các tình huống biến đổi khí hậu

• Giá thức ăn toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu hoặc các sản phẩm và máy móc của thị trường khác. Những gợi ý thích hợp cho người chăn nuôi

• Tăng cường cách ly các khu chuồng để kiểm soát nhiệt độ bên trong có hiệu quả hơn và giảm lãng phí năng lượng

• Thiết kế hệ thống kiểm soát quạt thông gió để kiểm soát điều kiện khí hậu biến đổi

• Sử dụng hộp xung quanh trong chuồng đẻ để điều chỉnh môi trường cho lợn con và lợn nái • Lựa chọn cỏ hay cây trồng khác nhau có thể chịu được những biến đổi khí hậu để chống xói mòn đất

• Cải thiện thiết kế chỗ râm mát và chỗ tắm cho lợn • Đầu từ vào dự trữ nước, như các hồ chứa ở trang trại

• Dùng ít các kỹ thuật chăn nuôi tập trung như nuôi ngoài trời (nhưng thừa nhận những tác động đến ô nhiễm nguồn nước và xói mòn đất và đưa ra các cách phòng chống)

Mặc dù một số tác động có thể xảy ra với quy mô lớn hơn hay nhỏ hơn trong thời gian ngắn, trung bình hay lâu dài, thì điều quan trọng là phải nghĩ trước tương lai, đặc biệt liên quan đến các vấn đề như thiết kế xây dựng và các kiểu nhân giống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình ảnh chuồng trại và khu vực giết mổ an toàn thực phẩm tại Vissan

Hình 6.7: An toàn vệ sinh giết mổ tại Vissan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VỆ SINH VÀ CHẤT LƯỢNG CẢM QUAN CỦA THỊT HEO, VỊT QUAY ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH (Trang 37 - 45)