Quá trình truyền tin qua xináp gồm các bước sau:
- Bước 1. Xung TK lan truyền đến chuỳ xináp => kênh Ca++ mỡ -> Ca++ vào chuỳ Xináp. - Bước 2. Ca++ làm túi chứa chất TGHH vì ra, giải phóng chất TGHH vào khe Xináp
- Bước 3. Chất TGHH gắn vào màng sau => mất phân cực => Xuất hiện ĐTHĐ => lan truyền tiếp * Xung thần kinh chỉ truyền 1 chiều từ màng trước ra màng sau vì màng sau không có bóng chứa chất trung gian hoá học, còn màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học.
1. Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi để khắc sâu mục tiêu: (1), (2), (3). 2. Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: 2. Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của xinap?
a/ Màng trước xinap. b/ Khe xinap.
c/ Chuỳ xinap. d/ Màng sau xinap.
Câu 2: Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?
a/ Màng trước xinap. b/ Chuỳ xinap.
c/ Màng sau xinap. d/ Khe xinap.
Câu 3: Xinap là:
a/ Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau.
b/ Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.c/ Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ. c/ Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.
d/ Diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bàotuyến…). tuyến…).
Câu 4: Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.
a/ Vì sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo một chiều.b/ Vì các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hoá học theo một chiều. b/ Vì các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hoá học theo một chiều. c/ Vì khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều.
d/ Vì chất trun gian hoá học bị phân giải sau khi đến màng sau.
3. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm:
Đáp án: 1D, 2B, 3D, 4A.
4.Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:( sử dụng kỹ thuật tia chớp) - HS nhận nhiệm vụ: trả lời các câu
hỏi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
+ HS suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày đáp án của mình khi GV yêu cầu Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án.
D. VẬN DỤNG1. Mục tiêu: (5), (6), (7) (8), (9), (10), (11), (12). 1. Mục tiêu: (5), (6), (7) (8), (9), (10), (11), (12).
2. Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:( Về nhà)
Câu 1: Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền tin qua xináp, hãy giải thích tác dụng của các loại thuốc atrôpin, aminazin đối với người và đipterex đối với giun kí sinh trong hộ tiêu hoá của lợn.
Câu 2: Cho biết cách sử dụng thuốc an thần, tẩy giun an toàn?
3. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi:Đáp án: Đáp án:
Câu 1: - Dùng thuốc atrôpin phong bế màng sau xináp sẽ làm mất khả năng cảm nhận cùa màng
sau xináp với chất axêtincôlin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau.
- Thuốc aminazin có tác dụng tương tự như enzim aminóxidaza là làm phân giải adrenalin, vì thế làm giảm bớt lượng thông tin về não nên dẫn đến an thần.
- Thuốc tẩy giun sán đipterex khi được lợn uống vào ruột thuốc sẽ ngấm vào giun sán và phá huỷ enzim côlinsteraza ở các xináp. Do đó, sự phân giải chất axêtincôlin không xảy ra. Axêtincôlin sẽ tích tụ nhiều ở màng sau xináp gày hưng phấn liên tục, cơ của giun sán sẽ co testanos liên tục làm chúng cứng đờ không bám được vào niêm mạc ruột - bị đẩy theo phân ra ngoài.
Câu 2:
- Dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ. - Không tự ý mua thuốc về dùng
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS nhận nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi vào vở bài tập ở nhà. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức và tìm hiểu thêm trên mạng internet hoàn
thành câu trả lời vào vở bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả: GV kiểm tra vở bài tập
Ngày Soạn:
Bài 31: TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm tập tính. - Phân tích được cơ sở thần của tập tính.
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- Vận dụng được kiến thức tập tính rèn luyện các tập tính tốt trong học tập và sinh hoạt cho bản thân, gia đình.
2. Năng lực:
Năng lực Mục tiêu Mã hóa
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức sinh học
- Trình bày được khái niệm tập tính. (1)
- Phân tích được cơ sở thần của tập tính. (2)
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. (3) Tìm hiểu thế giới sống - Tìm trong thực tế các ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính
học được. (4)
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Vận dụng được kiến thức tập tính giải thích các hiện tượng
trong thực tê. (5)
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm (6) Tự chủ và tự học Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về tập tính ở động vật. (7) Giải quyết vấn đề và sáng
tạo
Đề suất các biện pháp thay đổi hoặc phát triển tập tính bẩm sinh theo hướng kết hợp với tập tính học được thành tập tính có lợi cho động vật.
(8)
3. Phẩm chất
Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện
các nhiệm vụ được phân công (9)
Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công (10) Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về những việc đã làm (11)
II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên:
- Video về các loại tập tính bẩm sinh và học được
https://youtu.be/Q47N7F1k3rM?t=39 ( tập tính kiếm ăn và săn mồi của động vật) https://youtu.be/2f3yHmxVHo4?t=24 ( Nhện giăng tơ)
https://youtu.be/RrHOwdPNUeI?t=11 ( tập tính ve sầu) https://youtu.be/jBmIgeSdNnc?t=3 ( Ếch kêu)
https://youtu.be/f_NEoXovHXI?t=34 ( đèn xanh, đèn đỏ)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài 31
- Tìm kiếm các tài liệu liên quan đến tập tính bẩm sinh và học được