Giá trị kinh tế của tôm thẻ chân trắng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase và khả năng bảo quản tôm (litopenaeus vannamei) của hạt (Trang 31 - 32)

Thị trường trong nước

Theo Tổng cục Thủy sản năm 2018, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của cả nước đạt 116,426 ha (100% diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh, siêu thâm canh và có áp dụng công nghệ cao). Theo thống kê của nông nghiệp Việt Nam: sản lượng tôm đạt 464,924 tấn, Kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 2,48 tỉ USD. Dự kiến, hết năm 2019 tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 530,000 tấn. Đối với các tỉnh nuôi tôm nước lợ phía Bắc gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình có diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 22,589 ha. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao khoảng 3,191 ha. Năng suất trung bình ước đạt 40 tấn/ha, nuôi 3 - 4 vụ/năm.

Nhiều địa phương nuôi tôm thẻ chân trắng trong cả hai vụ xuân hè và vụ đông, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi (nuôi trong nhà bạt, ứng dụng chế phẩm sinh học…) đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế. Theo thống kê của Tổng cục thuỷ sản, tính đến hết tháng 11/2019, trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 3.545/1 ha nuôi tôm nước lợ. Trong đó, nuôi tôm thẻ chân trắng là 471 ha, ước tính đạt 3,692 tấn.

Thị trường ngoài nước

Theo báo cáo Công ty đầu tư công nghệ nuôi trồng thủy sản Hatch, Indonesia, Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc là 6 quốc gia dẫn đầu trong ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng xét về sản lượng.

Theo Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia (MMAF), sản lượng tôm nước này năm 2015 đạt 535,000 tấn. Còn theo FAO (2018), sản lượng tôm của Indonesia đã đạt 637,555 tấn trong năm 2016, đưa Indonesia trở thành nhà sản xuất tôm lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Indonesia đang đặt mục tiêu sản lượng tôm đạt 600,000 tấn vào năm 2020. Số liệu của World's Top Exports vào tháng 5/2019 cho biết, Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đạt giá trị thương mại 4,4 tỷ USD, chiếm 25,4% thị trường toàn cầu và gần gấp đôi so với quốc gia xếp thứ hai (Ecuador 2,9 tỷ USD). Sự tăng trưởng thần kỳ này bắt

13

nguồn từ việc chuyển dịch sang nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi ngắn, sức sống tốt và khả năng kháng bệnh hiệu quả. Ấn Độ đang đặt mục tiêu đạt 1 triệu tấn tôm vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase và khả năng bảo quản tôm (litopenaeus vannamei) của hạt (Trang 31 - 32)