Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về giao nhận hàng xá tại công ty cổ phần cảng tổng hợp thị vải khoá (Trang 69 - 71)

2. Kiến thức chuyên môn:

3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần

cảng Tổng Hợp Thị Vải

Đề xuất, kiến nghị Trung ương hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về logistics và các chính sách đặc thù hỗ trợ, phát triển ngành. Hệ thống pháp lý là cơ sở trong mọi lĩnh vực kinh doanh và sản xuất, nó điều chỉnh mọi hoạt động trong quá trình đó. Do vậy, để nâng cao năng lực của cảng biển, cần xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, hợp lý và đồng bộ.

Phát triển trung tâm Logistics bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu, xây dựng chương trình hỗ trợ kiến thức về quản trị logistics; có chiến lược dài hạn về đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại tại các trung tâm logistics như cảng hàng không, cảng biển; thành lập ủy ban hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi phát triển logistics; thực hiện số hóa công tác hải quan.

Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng đường bộ và đường sắt. Nguồn vốn nhà nước phải được ưu tiên dành cho đầu tư phát triển, kết nối các phương thức vận tải; triển khai xây dựng một số đoạn trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam, gia cố sửa chữa các

54

hầm đường sắt và các hạng mục kết cấu hạ tầng thiết yếu khác, tập trung triển khai các dự án đường sắt quan trọng, nâng cao mức độ an toàn, rút ngắn thời gian chạy tàu trên trục Bắc- Nam; Hà Nội, TPHCM; đồng thời, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông với phương tiện vận tải, thiết bị quản lý, điều hành hiện đại và gắn kết với các trung tâm phân phối hàng hóa, cảng biển lớn, cảng cạn ICD, nâng cao hiệu quả khai thác khu bến cảng quốc tế Cái Mép- Thị Vải; tiếp tục đầu tư luồng Thị Vải; dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối, bốc xếp hàng hóa, dịch vụ hậu cảng, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốc gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 nêu định hướng phát triển và phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần cảng Tổng Hợp Thị Vải bằng ma trận Swot từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về giao nhận hàng xá tại Công ty Cổ Phần cảng Tổng Hợp Thị Vải.

55

KẾT LUẬN

Ngày nay, dưới sự phát triển không ngừng của nền kinh tế khoa học, kỹ thuật Ngày nay, với tiên tiến, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày càng khẳng định được ưu thế của mình trong vận chuyển quốc tế. Với giá cước rẻ, vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, thời gian vận chuyển ổn định, đa dạng phương thức khai thác, song chung ta cũng không ngừng cải thiện, khắc phục điểm yếu trong phương thức vận chuyển và khai thác này chính là thời gian. Bằng mọi nguồn lực, chúng ta có thể cải thiện tốc độ tàu nhưng vấn đề mấu chốt chính là rút ngắn thời gian xoay vòng tàu quay lại Cảng. Để làm được việc đó, việc đầu tiên phải làm chính là tăng tốc độ làm hàng, khai thác tại cảng, rút ngắn thời gian tàu nằm tại cảng nhưng khối lượng làm hàng vẫn đảm bảo được tăng lên.

Tốc độ khai thác, làm hàng nhanh hay chậm có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Nhưng không vì thế mà công ty đua về thời gian mà quên mất đi chất lượng dịch vụ, thương hiệu của chính mình. CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG TỔNG HỢP THỊ VẢI với các loại hình: dịch vụ khai thác hàng Rời, hàng Xá các loại hình dịch vụ Cảng Biển khác đang dần hoàn thiện chính mình và khẳng định thương hiệu cũng như năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong Cụm Cảng Cái Mép nói riêng và Quốc tế nói chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về giao nhận hàng xá tại công ty cổ phần cảng tổng hợp thị vải khoá (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)