Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu 11 NGUYEN DUY TAN (Trang 40 - 49)

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để xây dựng, hiệu chỉnh các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu và phát hiện, khám phá thêm các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại tỉnh Bình Thuận. Dàn bài thảo luận được xây dựng dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trước đây liên quan đến các khái niệm nghiên cứu: Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Tin cậy cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ và ý định sử dụng VĐT. Kết quả của bước nghiên cứu định tính sẽ là cơ sở để tác giả xây dựng nên một bảng câu hỏi được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.

Các khái niệm nghiên cứu trong đề tài này được lựa chọn từ thuyết hợp nhất về chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesh et al. (2003) và từ các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực TTĐT (Luarn & Lin, 2004; Amin, 2009 và Chong et al., 2012) và từ ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực VĐT tại tỉnh

Bình Thuận. Các thang đo được xây dựng, bổ sung và hiệu chỉnh sau giai đoạn nghiên cứu định tính cho phù hợp với đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu cũng như phù hợp với đối tượng khách hàng cá nhân sử dụng ví điện tử tại tỉnh Bình Thuận.

Phương pháp tham vấn ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc cung ứng dịch vụ VĐT được sử dụng để giúp nghiên cứu hiệu chỉnh các biến độc lập, phụ thuộc được đề xuất trong mô hình nghiên cứu cũng như giúp hiệu chỉnh nội dung các biến quan sát được xây dựng trong các thang đo mà đề tài đã xây dựng nên từ kế thừa các thang đo trong các nghiên cứu trước mà đề tài đã phân tích ở chương 2. Phương pháp phỏng vấn các chuyên gia được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại với 4 chuyên gia là lãnh đạo doanh nghiệp có cung ứng VĐT tại Việt Nam và ngân hàng. Nội dung các cuộc phỏng vấn này được ghi nhận và sử dụng để xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu. Kết quả hình thành một bảng câu hỏi chuẩn bị cho thảo luận nhóm.

Phương pháp thảo luận nhóm được thực hiện với một nhóm 10 người, đã từng sử dụng VĐT trong TTTT. Mục đích của phương pháp thảo luận nhóm nhằm hiệu chỉnh về mặt từ ngữ và nội dung của các biến quan sát cho dễ hiểu đối với khách hàng cá nhân tại tỉnh Bình Thuận. Tác giả tiến hành mời nhóm các chuyên gia tham gia thảo luận nhóm cho đề tài tham gia buổi thảo luận được chuẩn bị trước tại quán cà phê. Trong buổi thảo luận, tác giả tiến hành trao đổi các thông tin liên quan đến nội dung cần hỏi thông qua dàn bài đã được chuẩn bị trước. Các thành viên trong nhóm tiến hành thảo luận và trao đổi từng nội dung riêng biệt. Các nội dung được thống nhất khi có tối thiểu 2/3 người tham gia thảo luận đồng thuận. Sau buổi thảo luận, kết quả nghiên cứu định tính cho thấy:

Thang đo Hữu ích mong đợi (PE) được dùng để đo lường mức độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng VĐT sẽ giúp anh/cô ấy đạt được hiệu quả tốt hơn khi thực hiện TTTT.

Bảng 3.1 Thang đo Hữu ích mong đợi Thang đo đề xuất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh (phương pháp thảo luận

nhóm) Nguồn

Tên

biến Biến quan sát Biến quan sát

Tiên biến PE1 Tôi thấy rằng VĐT là phương thức TTTT rất hữu ích

Không thay đổi PE1

Venkatesh & Davis (2000), Phan Trọng Nhân và cộng sự (2020), Venkatesh và cộng sự (2003). PE2

VĐT giúp tôi quản lý và kiểm soát các giao dịch TTTT hiệu quả hơn

Không thay đổi PE2

PE3

Thanh toán trực tuyến bằng VĐT giúp tôi tiết kiệm thời gian và công sức

Không thay đổi PE3

PE4

Tôi thấy sử dụng VĐT mang lại nhiều lợi ích

Không thay đổi PE4

Nguồn: Nghiên cứu định tính.

Thang đo Dễ sử dụng mong đợi (EE) được dùng để đo lường cảm nhận của cá nhân về mức độ dễ dàng đối với việc sử dụng VĐT.

Thang đo đề xuất (phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh (phương pháp thảo luận

nhóm) Nguồn

Tên

biến Biến quan sát Biến quan sát

Tiên biến

EE1

Tôi thấy các tài liệu hướng dẫn sử dụng VĐT rất đầy đủ và cụ thể

Học cách sử dụng VĐT sẽ rất dễ dàng đối với tôi

EE1 Muwafaq M.

AlKubaisi và cộng sự (2020), Jay Trivedi (2016), Venkatesh & Davis

(2000), Venkatesh và cộng sự (2003). EE2 Tôi có thể dễ dàng sử dụng VĐT một cách thành thạo

Không thay đổi EE2

EE3

Tôi thấy thanh toán trực tuyến bằng VĐT rất đơn giản

Không thay đổi EE3

Nguồn: Nghiên cứu định tính.

Thang đo Ảnh hưởng xã hội (SI) được dùng để đo lường mức độ mà một cá nhân cảm nhận thấy môi trường xung quanh ảnh hưởng đến hành vi sử dụng VĐT của họ.

Bảng 3.3 Thang đo Ảnh hưởng xã hội Thang đo đề xuất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh (phương pháp thảo luận

nhóm) Nguồn

Tên

biến Biến quan sát Biến quan sát

Tiên biến

SI1 Người thân tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng VĐT để thanh toán trực tuyến

Không thay đổi SI1 Siew Chein Teo và cộng sự (2020), Chyntia Angelina và cộng sự (2020), Phan

Thang đo đề xuất (phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh (phương pháp thảo luận

nhóm)

Nguồn

Trọng Nhân và cộng sự (2020). SI2

Đồng nghiệp của tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng VĐT để thanh toán trực tuyến

Bạn bè/Đồng nghiệp của tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng VĐT để thanh toán trực tuyến

SI2

SI3

Nhân viên của doanh nghiệp cung ứng VĐT rất nhiệt tình giới thiệu và thuyết phục tôi sử dụng VĐT

Không thay đổi SI3

SI4

Thần tượng của tôi có sử dụng VĐT để thanh toán trực tuyến.

Người nổi tiếng hoặc có uy tín gây ảnh hưởng đến hành vi dụng VĐT để thanh toán trực tuyến. SI4

Nguồn: Nghiên cứu định tính.

Thang đo Điều kiện thuận lợi (FC) được dùng để đo lường mức độ mà một cá nhân tin rằng họ được hỗ trợ từ các nguồn lực sẵn có (thiết bị, công nghệ, kiến thức... ) cho việc sử dụng VĐT.

Bảng 3.4 Thang đo Điều kiện thuận lợi Thang đo đề xuất

(phương pháp chuyên

Thang đo hiệu chỉnh (phương pháp thảo luận

Tên

biến Biến quan sát Biến quan sát

Tiên biến

FC1

Tôi có điện thoại di động có thể sử dụng VĐT Tôi có máy tính/điện thoại di động có thể sử dụng VĐT FC1 Phan Trọng Nhân và cộng sự (2020). FC2 VĐT tương thích với các công nghệ khác mà tôi đang sử dụng

Không thay đổi FC2

FC3 Tôi sẽ luôn tìm được sự giúp đỡ nếu tôi gặp khó khăn, thắc mắc trong khi sử dụng VĐT Tôi sẽ luôn tìm được hỗ trợ nếu gặp khó khăn, thắc mắc trong khi sử dụng VĐT FC3

Nguồn: Nghiên cứu định tính.

Thang đo Tin cậy cảm nhận được dùng để đo lường mức độ cảm nhận của một cá nhân về tính an toàn và bảo mật khi thanh toán trực tuyến bằng VĐT.

Bảng 3.5 Thang đo tin cậy cảm nhận Thang đo đề xuất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh (phương pháp thảo luận

nhóm) Nguồn

Tên

PCr 1

Khi sử dụng VĐT, Tôi tin rằng thông tin và tiền trong TKNH của tôi sẽ an toàn.

Khi sử dụng VĐT, Tôi tin rằng thông tin và tiền trong TKNH của tôi sẽ an toàn. PCr1 Muwafaq M. AlKubaisi và cộng sự (2020), Siew Chein Teo và cộng sự (2020), Chyntia Angelina và cộng sự (2020). PCr 2

Khi thanh toán trực tuyến bằng VĐT, Tôi tin rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ được giữ bí mật PCr

3

Khi sử dụng VĐT, Tôi không lo sợ bị lừa đảo khi mua sắm trực tuyến.

Không thay đổi PCr2

PCr 4 Tôi tin rằng các giao dịch thanh toán trực tuyến bằng VĐT được thực hiện chính xác

Không thay đổi PCr3

Nguồn: Nghiên cứu định tính.

Thang đo Chi phí cảm nhận được dùng để đo lường mức độ cảm nhận của một cá nhân về các chi phí phải bỏ ra để sử dụng VĐT.

Bảng 3.6 Thang đo Chi phí cảm nhận Thang đo đề xuất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh (phương pháp thảo luận

nhóm) Nguồn

Tên

biến Biến quan sát Biến quan sát

Tiên biến

PCo 1

Chi phí đăng ký, duy trì và phí giao dịch của VĐT là quá cao Chi phí đăng ký, duy trì và phí giao dịch của VĐT là quá cao

Chi phí giao dịch thanh toán bằng VĐT cao hơn các phương thức thanh toán khác PCo1 Chong và cộng sự (2010), Yu (2012) Chi phí đăng ký và duy trì của VĐT là quá cao PCo2 PCo 2

Chi phí cho thiết bị (máy tính/điện thoại) để sử dụng VĐT là quá cao

Không thay đổi PCo3

PCo 3

Chi phí đường truyền internet/tin nhắn điện thoại khi thanh toán bằng VĐT là quá cao Bỏ yếu tố này (gộp vào PCo2) PCo 4 Chi phí để sử dụng dịch vụ VĐT là quá cao đối với tôi

Không thay đổi PCo4

Nguồn: Nghiên cứu định tính.

Thang đo Hỗ trợ Chính phủ được dùng để đo lường mức độ cảm nhận của một cá nhân về những hỗ trợ của Chính phủ (cơ sở hạ tầng kỹ thuật/công nghệ và hành lang pháp lý) nhằm khuyến khich và thúc đẩy sự phát triển của VĐT.

Bảng 3.7 Thang đo Hỗ trợ Chính phủ Thang đo đề xuất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh (phương pháp thảo luận

nhóm) Nguồn

Tên

biến Biến quan sát Biến quan sát

Tiên biến

GS1

Chính phủ khuyến khich và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và thanh toán điện tử.

Không thay đổi GS1

Chong và cộng sự (2010), Tan & Teo

(2000), Jaruwachirathanakul & Fink (2005). GS2 Chính phủ có chủ trương và định hướng cho sự phát triển thanh toán trực tuyến bằng VĐT

Không thay đổi GS2

GS3

Chính phủ ban hành đầy đủ luật và quy định cho hoạt động thanh toán bằng VĐT

Không thay đổi GS3

GS4 Cơ sở hạ tầng công nghệ và tốc độ internet đáp ứng tốt cho hoạt động thanh toán bằng VĐT.

Không thay đổi GS4

Nguồn: Nghiên cứu định tính.

Thang đo Hành vị sử dụng (BI) là đo lường ý định, dự báo, kế hoạch sử dụng thực hiện một hành vi cụ thể.

Bảng 3.8 Thang đo Hành vi sử dụng Thang đo đề xuất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh (phương pháp thảo luận

nhóm) Nguồn

Tên

biến Biến quan sát Biến quan sát

Tiên biến

BI1

Tôi cảm thấy hài lòng, thuận tiện khi sử dụng VĐT

Không thay đổi BI1 Siew Chein Teo và cộng sự (2020), Chyntia Angelina và cộng sự (2020), Phan Trọng Nhân và cộng sự (2020). BI2 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng VĐT trong tương lai

Không thay đổi BI2

BI3

Tôi sẽ giới thiệu bạn bè và người thân sử dụng VĐT

Không thay đổi BI3

Nguồn: Nghiên cứu định tính.

Một phần của tài liệu 11 NGUYEN DUY TAN (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w