Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu 11 NGUYEN DUY TAN (Trang 76 - 79)

Kết quả phân tích dữ liệu thu thập từ điều tra, khảo sát các khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm ví điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân, bao gồm: Hữu ích sử dụng mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ chính phủ.

Đối với yếu tố Hữu ích sử dụng mong đợi (β = 0.218), điều này cho thấy rằng khi các yếu tố khác không đổi nếu yếu tố Hữu ích sử dụng mong đợi tăng hay giảm 1 đơn vị thì hành vi sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân cũng sẽ tăng hay giảm cùng chiều 0.218 đơn vị. Điều này cũng cho thấy rằng khách hàng quan tâm đến việc thanh toán trực tuyến bằng VĐT giúp tiết kiệm thời gian và công sức; thanh toán trực tuyến bằng VĐT đơn giản; Dễ dàng sử dụng VĐT một cách thành thạo; Giúp quản lý và kiểm soát các giao dịch TTTT hiệu quả hơn; việc học cách sử dụng VĐT rất dễ dàng; VĐT là phương thức TTTT rất hữu ích. Kết quả này cho thấy sự tương đồng với kết quả trong các nghiên cứu của Venkatesh & Davis (2000), Phan Trọng Nhân và cộng sự (2020), Venkatesh và cộng sự (2003), Muwafaq M. AlKubaisi và cộng sự (2020), Jay Trivedi (2016).

Đối với yếu tố Ảnh hưởng xã hội (β = 0.151), điều này cho thấy rằng khi các yếu tố khác không đổi nếu yếu tố Ảnh hưởng xã hội tăng hay giảm 1 đơn vị thì hành vi sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân cũng sẽ tăng hay giảm cùng chiều 0.151 đơn vị. Điều này cũng cho thấy rằng khách hàng quan tâm đến việc Bạn bè/Đồng nghiệp của tôi khuyên tôi nên sử dụng VĐT để thanh toán trực tuyến; Người thân tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng VĐT để thanh toán trực tuyến; Người nổi tiếng hoặc có uy tín gây ảnh hưởng đến hành vi dụng VĐT để thanh toán trực tuyến; Nhân viên của doanh nghiệp cung ứng VĐT rất nhiệt tình giới thiệu và thuyết phục tôi sử dụng VĐT. Kết quả này cho thấy sự tương đồng với kết quả trong các nghiên cứu của Siew Chein Teo và cộng sự (2020), Chyntia Angelina và cộng sự (2020), Phan Trọng Nhân và cộng sự (2020).

Đối với yếu tố Chi phí cảm nhận (β = 0.403), điều này cho thấy rằng khi các yếu tố khác không đổi nếu yếu tố Chi phí cảm nhận tăng hay giảm 1 đơn vị thì hành vi sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân cũng sẽ tăng hay giảm cùng chiều 0.403 đơn vị. Điều này cũng cho thấy rằng khách hàng quan tâm đến chi phí đăng ký và duy trì của VĐT; Chi phí để sử dụng dịch vụ VĐT; Chi phí giao dịch thanh toán bằng VĐT cao hơn các phương thức thanh toán khác. Kết quả này cho thấy sự

tương đồng với kết quả trong các nghiên cứu của Chong và cộng sự (2010), Yu (2012).

Đối với yếu tố Hỗ trợ chính phủ (β = 0.199), điều này cho thấy rằng khi các yếu tố khác không đổi nếu yếu tố Hỗ trợ chính phủ tăng hay giảm 1 đơn vị thì hành vi sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân cũng sẽ tăng hay giảm cùng chiều 0.199 đơn vị. Điều này cũng cho thấy rằng khách hàng quan tâm đến việc Chính phủ có chủ trương và định hướng cho sự phát triển thanh toán trực tuyến bằng VĐT; Chính phủ khuyến khich và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và thanh toán điện tử; Cơ sở hạ tầng công nghệ và tốc độ internet đáp ứng tốt cho hoạt động thanh toán bằng VĐT; Chính phủ ban hành đầy đủ luật và quy định cho hoạt động thanh toán bằng VĐT. Kết quả này cho thấy sự tương đồng với kết quả trong các nghiên cứu của Chong và cộng sự (2010), Tan & Teo (2000), Jaruwachirathanakul & Fink (2005).

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4 này, tác giả đã mô tả mẫu nghiên cứu và thực hiện kiểm định thang đo bằng cách phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định độ tin cậy của các thang đo dùng trong nghiên cứu. Sau đó, sử dụng phân tích hồi quy để đưa ra mô hình hồi quy và kiểm định mô hình. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy rằng các yếu tố như: Hữu ích sử dụng mong đợi (F_PEE), Ảnh hưởng xã hội (F_SI), Chi phí cảm nhận (F_PCo), Hỗ trợ chính phủ (F_GS). Trong đó, Chi phí cảm nhận là yếu tố tác động mạnh nhất đến hành vi sử dụng ví điện tử của khách hàng (Beta = 0.403) và yếu tố tác động yếu nhất đến hành vi sử dụng ví điện tử của khách hàng là Ảnh hưởng xã hội (Beta = 0.151). Kết quả này sẽ là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị giúp nâng cao hành vi sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ở Chương 5.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 11 NGUYEN DUY TAN (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w