Hoạt động quản lý an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm hàn the, phẩm màu kiềm trong thực phẩm chế biến sẵn và công tác quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm tại thành phố điện biên phủ năm 2018 (Trang 32 - 37)

Ngày 25/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 734/QĐ- TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 34/2009/QH12 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó giao cho Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020. Ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật An toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 .

Các định hướng và giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta cũng đã được thể hiện trong Chiến lược quốc gia bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 .

Từ khi Luật ATTP có hiệu lực, hoạt động quản lý về an toàn thực phẩm đã chuyển sang cơ chế quản lý theo nhóm sản phẩm. Đây được xem là một chính sách quan trọng của Luật ATTP, theo đó, việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được xác định theo hướng quản lý theo nhóm sản

phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh thực phẩm với hi vọng khắc phục sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về ATTP của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm mỗi Bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP . số Bộ tham gia quản lý nhà nước về ATTP từ 8 Bộ (theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003) xuống chỉ còn 3 Bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương.Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm trách nhiệm quản lý An toàn thực phẩm của các Bộ cụ thể như sau:

- Bộ Y tế: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý .

- Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý .

- Bộ Công Thương: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý

ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý .

Luật ATTP cũng đã chuyển hướng hoạt động kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm từ việc lấy mẫu lô hàng cuối cùng để kiểm tra (phương pháp cổ điển), hoặc kiểm soát an toàn thực phẩm theo ISO 9000 (phương pháp đã được thế giới ghi nhận là không thể áp dụng cho đối tượng thực phẩm - sản phẩm mau ươn, chóng thối) sang áp dụng phương pháp nhận diện mối nguy gây mất an toàn thực phẩm và kiểm soát mối nguy gọi tắt là HACCP. Đây là phương pháp đã được cả thế giới ghi nhận từ thập niên 80, thế kỷ 20, nhưng từng nước ghi nhận trong Luật kiểm soát an toàn thực phẩm thì phải một thời gian sau đó (ví dụ: EU từ 1991, Hoa Kỳ 1997, Nhật Bản 2005…). Kiểm soát theo phương pháp nhận diện mối nguy gây mất an toàn thực phẩm và kiểm soát mối nguy theo phương pháp phòng ngừa, nếu không phòng ngừa được thì ngăn chặn, và nếu không ngăn chặn được thì khống chế mối nguy ở dưới mức giới hạn tối đa cho phép. Chính nguyên lý này đã dẫn tới nhu cầu thực tế khách quan là phải kiểm soát an toàn thực phẩm theo toàn bộ chuỗi sản xuất từ trang trại tới bàn ăn.

Ngoài các hoạt động quản lý về an toàn thực phẩm của Nhà nước thì kiến thức, thái độ và hành vi của người kinh doanh, chế biến thực phẩm, người tiêu dùng là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thực hiện ATVSTP. Hầu hết các nghiên cứu về kiến thức, thực hành ATVSTP của các nhóm đối tượng còn rất thấp (chung cho các nhóm đối tượng mới đạt khoảng 50%). Còn nhiều phong tục canh tác, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu là mối nguy ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thể ở tỉnh Bắc Giang năm 2008 cho thấy có 60% thực hành đúng về ATVSTP. Một nghiên cứu khác của Hoàng Thị

Điền cho thấy tỷ lệ biết chọn thực phẩm chín ăn ngay ở địa bàn vùng cao tối đa chỉ chiếm 31,33%, vùng thấp là 81,3%, chỉ có 7,67% người dân ở vùng cao quan tâm đến nhãn hàng hóa thực phẩm và 14,33% người ở vùng cao, 78,33% người ở vùng thấp biết 9 loại thực phẩm thường gây ngộ độc . Nguyễn Thanh Phong cho thấy kiến thức của người tiêu dùng về ô nhiễm thực phẩm đạt 49,5% (Hà Nội 49,9%, Hà Tĩnh 46%, Thái Bình 53%) .

Trong năm 2016, Ngân hàng Thế giới phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm tại Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra bản báo cáo về ATTP với các phát hiện chính như sau :

ATTP đang là mối quan tâm lớn đối với công chúng với mức độ lo ngại ngày càng tăng cao mỗi khi xảy ra một sự vụ ATTP nghiêm trọng.

Là một nước có mặt hàng xuất khẩu chính là thực phẩm, uy tín của Việt Nam đối với các đối tác kinh doanh trên thế giới tương đối nhạy cảm với các số liệu thống kê thương mại về mức độ nhiễm bẩn thực phẩm. Mặc dù rất khó có thể đánh giá được các bệnh truyền qua thực phẩm dù ở bất cứ nước nào, nhưng mức độ nhiễm bẩn trong các sản phẩm thực phẩm Việt Nam tiêu thụ trên thị trường nội địa đã cho thấy mối lo đối về thực phẩm không an toàn của cộng đồng và các vấn đề thương mại liên quan là có cơ sở.

Báo cáo cũng đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính gây ra các bệnh truyền qua thực phẩm là do nhiễm bẩn vi sinh vật. Nhiễm bẩn vi sinh vật có thể được dự phòng và xử lý thông qua áp dụng các biện pháp vệ sinh trong toàn bộ chuỗi thực phẩm. Việc lạm dụng các hóa chất đầu vào trong nông nghiệp như thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu và phân bón hóa học nhập khẩu trái phép hoặc không được quản lý nghiêm ngặt, thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc và ô nhiễm chéo cũng là những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong công tác đảm bảo ATTP nhưng thách thức lớn nhất là việc thay đổi thói quen sản xuất và

thực hành các biện pháp ATTP của một số lượng lớn các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ .

Như vậy, có thể nói vấn đề quản lý ATTP nói chung đã nhận được rất nhiều sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và Quốc hội. Nhiều văn bản đã được ban hành kịp thời tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý ATTP. Tuy nhiên, đảm bảo ATTP nói chung và vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm cho các sản phẩm chế biến sẵn nói riêng vẫn đang là một vấn đề thách thức cần được giải quyết.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm hàn the, phẩm màu kiềm trong thực phẩm chế biến sẵn và công tác quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm tại thành phố điện biên phủ năm 2018 (Trang 32 - 37)