Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm hàn the, phẩm màu kiềm trong thực phẩm chế biến sẵn và công tác quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm tại thành phố điện biên phủ năm 2018 (Trang 37 - 38)

Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Điện Biên Phủ. Thành Phố Điện Biên Phủ là đô thị loại 3, được thành lập từ tháng 10 năm 2003, là tỉnh lỵ của tỉnh Điện Biên. Thành phố Điện Biên Phủ có diện tích 60,0905 km², gồm 7 phường: Him Lam, Mường Thanh, Nam Thanh, Noong Bua, Tân Thanh, Thanh Bình, Thanh Trường và 2 xã: Tà Lèng, Thanh Minh.

Thành phố Điện Biên Phủ nằm ở cánh đồng Mường Thanh, phía Đông giáp với xã Mường Phăng (huyện Điện Biên) và xã Phú Nhi (huyện Điện Biên Đông); phía Bắc giáp với giáp xã Thanh nưa, phía Tây giáp với xã Thanh Luông và xã Thanh Hưng, phía Nam giáp xã Thanh xương (huyện Điện Biên). Địa hình Thành phố khá bằng phẳng, có đồi núi thấp xen lẫn với cánh đồng Mường Thanh, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trung bình 2000 giờ/năm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 16,30C đến 26,10C, lượng mưa trung bình 1568 mm/năm, độ ẩm trung bình 84%. Khí hậu có 4 mùa, song chia thành 2 mùa chính: Mùa nóng (từ tháng 4 - tháng 9) thường có gió Lào (gió phơn Tây Nam) mưa, lốc, có nhiều mưa gây lũ lụt, lở đất, lũ quét. Mùa lạnh (từ tháng 10 - tháng 3) chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc thường gây lạnh đột ngột.

Thành phố Điện Biên Phủ nằm trên trục đường giao thông quan trọng Quốc lộ 279 và Quốc lộ 6 đi Tuần Giáo - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội và qua Lào (cửa khẩu Tây Trang), Quốc Lộ 12 lên các huyện phía Bắc và Trung Quốc (cửa khẩu A Pa chải, Pa Nậm Cúm) - Lào Cai - Yên Bái; Thành Phố Điện Biên Phủ có dân số 57.961 người, tỷ lệ sinh thô là 15,5%, mật độ dân số trung bình là 965 người/ km2 (năm 2017).

Thành phố Điện Biên Phủ có 07 chợ chính, gồm: Chợ trung tâm 1 (phường Mường Thanh), chợ trung tâm 2 (phường Him Lam), chợ trung tâm 3 (phường Tân Bình), chợ Thanh Bình, chợ Thanh Trường, chợ Nam Thanh, chợ Noong Bua; ngoài ra, còn nhiều chợ xép, chợ tạm trên địa bàn các phường, xã.

+ Địa điểm điều tra thức ăn ngay tại chợ và phỏng vấn người tiêu dùng, người kinh doanh: Điều tra tại 07 chợ thuộc thành phố Điện Biên bao gồm chợ: Trung tâm 1, Trung tâm 2, Trung tâm 3, Thanh Bình, Thanh Trường, Nam Thanh, Noong Bua.

+ Địa điểm điều tra người tham gia quản lý bao gồm:

- Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên Phủ.

- Các ban ngành liên ngành của thành phố Điện Biên Phủ. - Các Trạm Y tế xã/ phường của thành phố Điện Biên Phủ.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

- Thức ăn chế biến sẵn, bao gồm: lạp xường, thịt quay, thịt sấy, mứt, xôi màu, giò, chả, bún, phở, bánh tẻ.

- Người kinh doanh các loại thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm phẩm màu kiềm, hàn the.

- Người tiêu dùng: là những người trực tiếp đi mua các thực phẩm tại chợ.

- Người tham gia quản lý ATTP: là các cán bộ trực tiếp tham gia các đoàn thanh tra về ATTP.

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm hàn the, phẩm màu kiềm trong thực phẩm chế biến sẵn và công tác quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm tại thành phố điện biên phủ năm 2018 (Trang 37 - 38)