Kiến thức, thực hành của người trực tiếp chế biến thực phẩm của các cơ sở chế biến thức ăn cho các trường học bán trú và một số yếu tố liên quan.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến thức ăn cho các trường tiểu học có tổ chức ăn bán trú tại thành phố thái bình, năm 2015 (Trang 50 - 59)

- Tiêu chí đánh giá bàn tay người chế biến:

3.3. Kiến thức, thực hành của người trực tiếp chế biến thực phẩm của các cơ sở chế biến thức ăn cho các trường học bán trú và một số yếu tố liên quan.

sở chế biến thức ăn cho các trường học bán trú và một số yếu tố liên quan.

Bảng 3. 10. Kiến thức của người trực tiếp chế biến thực phẩm về các qui định hành chính đảm bảo ATTP Kiến thức đúng BATT CSCB suất ăn sẵn Chung TS % TS % TS % Cơ sở KDDVĂU đáp ứng nhóm

điều kiện nào 38 88,4 80 93,0 118 91,5

Cơ quan y tế có thẩm quyền cấp GXN

đủ sức khỏe 27 62,8 69 80,2 96 76,4

GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP có giá

trị bao nhiêu 19 44,2 57 66,3 76 58,9

GXN kiến thức về ATTP có giá trị thời

hạn bao nhiêu 11 25,6 28 32,6 39 30,2

GCN đủ điều kiện bị thu hồi trong

trường hợp nào 35 81,4 69 80,2 104 80,6

CS không có giấy đăng ký kinh doanh

có phải cấp GCN đủ điều kiên? 22 51,2 32 37,2 54 41,9

Chủ cơ sở và người chế biến kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu nào về kiến thức

39 90,7 83 96,5 122 94,6

Kết quả bảng 3.10 cho thấy có 91,5% số người trực tiếp chế biến thực phẩm biết đến quy định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng nhóm điều kiện nào, chiếm tỷ lệ cao nhất. Qui định về thời hạn của giấy xác nhận kiến thức về ATTP có tỷ lệ người biết ít nhất với 30,2%. Các kiến thức đối với các qui định khác đều đạt trên 50%.

Bảng 3. 11. Kiến thức của người trực tiếp chế biến thực phẩm về các qui định đối với sức khỏe

Thực trạng kiến thức đúng BATT

CSCB suất ăn sẵn

Chung

TS % TS % TS %

Chủ cơ sở và người chế biến kinh doanh

phải đáp ứng yêu cầu nào 39 90,7 83 96,5 122 94,6

Chủ cơ sở và người chế biến kinh doanh

phải thực hiện quy định về khám sức khỏe 36 83,7 74 86,0 110 85,3 Người chế biến tại cơ sở phải thực hiện qui

định về rửa tay 42 97,7 83 96,5 125 96,9

Người mắc viêm hô hấp cấp, lao có được

tham gia chế biến không 43 100 83 96,5 126 97,7

Người chế biến đang mắc bệnh tiêu hóa có

tiếp tục làm việc không 42 97,7 85 98,8 127 98,4

Người chế biến mắc bệnh viêm da có tiếp tục

làm việc 40 93,0 77 89,5 117 90,7

Qua kết quả bảng 3.11 cho thấy các kiến thức quy định về sức khỏe cuả người trực tiếp chế biến thực phẩm đều đạt với tỷ lệ cao trên 90%.

Bảng 3. 12. Kiến thức của người trực tiếp chế biến thực phẩm về các biện pháp bảo quản thực phẩm

Kiến thức đúng BATT CSCB suất

ăn sẵn

TS % TS % TS %

Khu vực chế biến không cần cách

biệt nguồn ô nhiễm 35 81,4 76 88,4 111 86,0

Bàn ăn tại cơ sở DVĂU phải cao 13 30,2 32 37,2 45 34,9 Biện pháp nào dùng để tiêu diệt

VK gây bệnh 42 97,7 83 96,5 125 96,9

Thực phẩm bị ô nhiễm

từ nguồn nào 38 88,4 81 94,2 119 92,2

Bảo quản thực phẩm không đúng

quy định có thể gây ra tác hại gì 37 86,0 77 89,5 114 88,4 Hình thức xử lý thực phẩm không

bảo đảm an toàn 23 53,5 44 51,2 67 51,9

Các hành vi bị cấm trong sử dụng

phụ gia thực phẩm 40 93,0 83 96,5 123 95,3

Lưu mẫu thực phẩm tại BATT ít

nhất bao nhiêu giờ 39 90,7 62 72,1 101 78,3

Qua kết quả bảng 3.12 cho thấy đa số các kiến thức qui định về biện pháp đều đạt tỷ lệ cao trên 75% ở cả nhóm bếp ăn tập thể và nhóm cơ sở chế biến suất ăn sẵn, riêng kiến thức qui định về bàn ăn tại cơ sở dịch vụ ăn uống chiếm tỷ lệ thấp ở cả 2 nhóm với 30,2% và 37,2%. Không có sự khác biệt giữa nhóm bếp ăn tập thể và nhóm cơ sở chế biến suất ăn sẵn.

Bảng 3. 13. Đánh giá kiến thức của người trực tiếp chế biến thực phẩm

Phân loại kiến thức BATT

CSCB suất ăn sẵn

Chung p

Tần số % Tần số % Tần số %

Kiến thức không đạt 20 46,5 30 34,9 50 38,8

Biểu đồ 3. 8. Phân loại kiến thức của người trực tiếp chế biến thực phẩm

Qua kết quả bảng 3.13 và biểu đồ 3.8 cho thấy: Tỷ lệ người trực tiếp chế biến thực phẩm đạt về kiến thức chiếm 61,2%; trong đó tỷ lệ này ở nhóm người chế biến tại bếp ăn tập thể là 53,5% và thấp hơn ở cơ sở chế biến là 65,1%.

Bảng 3.14. Đánh giá thực hành của người trực tiếp chế biến thực phẩm

Nội dung BATT

CSCB suất ăn sẵn

Chung p

Tần số % Tần số % Tần số %

Móng tay cắt ngắn, sạch sẽ 30 69,8 67 77,9 97 75,2 p>0,05 Rửa tay trước khi chế biến, 24 55,8 41 47,7 65 50,4 p>0,05

chia thức ăn

Khi chế biến thực phẩm

mặc tạp dề 23 53,5 41 47,7 64 49,6 p>0,05

Khi chế biến thực phẩm đội

mũ 27 62,8 35 40,7 62 48,1 p<0,05

Khi chế biến thực phẩm đeo

khẩu trang 30 69,8 48 55,8 78 60,5 p>0,05

Khi chế biến thực phẩm

dùng găng tay 22 51,2 44 51,2 66 51,2 p>0,05

Chia, gắp thức ăn chín bằng

dụng cụ 28 65,1 44 51,2 72 55,8 p>0,05

Qua kết quả bảng 3.14 cho thấy: tỷ lệ người trực tiếp chế biến thực phẩm đạt yêu cầu về móng tay cắt ngắn, sạch sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất 75,2%; khi chế biến đeo khẩu trang 60,5%; khi chia, gắp múc thức ăn bằng dụng cụ 55,8%. Tỷ lệ thực hành đội mũ khi chế biến thấp nhất 48,1% và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa người trực tiếp chế biến ở nhóm bếp ăn tập thể so với nhóm cơ sở chế biến suất ăn sẵn.

Bảng 3.15. Phân loại thực hành của người trực tiếp chế biến thực phẩm

Phân loại thực hành BATT CSCB suất ăn sẵn Chung p

Tần số % Tần số % Tần số %

Thực hành đạt 5 11,6 3 3,5 8 6,2 >0,05

Thực hành không đạt 38 88,4 83 96,5 121 93,8 >0,05 Qua kết quả bảng 3.15 cho biết tỷ lệ người trực tiếp chế biến thực phẩm ở 2 nhóm có thực hành đạt là 6,2%, trong đó tỷ lệ này ở nhóm bếp ăn tập thể là 11,6% cao hơn so với nhóm cơ sở chế biến suất ăn sẵn là 3,5%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ người trực tiếp chế biến có thực hành không đạt chiếm tỷ lệ cao với 93,8%.

Bảng 3. 16. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn ở bàn tay của người trực tiếp chế biến thực phẩm

Nơi làm việc Mức độ nhiễm

BATT CSCB suất ăn Chung p

Tần số % Tần số % Tần số %

Vi khuẩn E.coli 3 27,2 6 19,3 9 23,1

p>0,05

Vi khuẩn Colirfom 10 90,9 25 80,6 34 87,1

Cả 2 loại vi khuẩn 3 27,2 6 19,3 9 23,1

Qua kết quả bảng 3.16 cho thấy có 23,1% bàn tay người chế biến nhiễm vi khuẩn E.coli và 88,5% nhiễm vi khuẩn Colirfom. Tỷ lệ nhiễm cả 2 loại E.coli và Colirfom là 23,1%.

Bảng 3. 17. Liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức về ATTP của người trực tiếp chế biến thực phẩm

Kiến thức Trình độ học vấn n Kiến thức đạt OR 95% CI p Tần số % Tiểu học 2 1 50,0 1 >0,05 Phổ thông cơ sở 69 43 62,3 1,6 (0,99-27,6) >0,05 Phổ thông trung học 48 30 62,5 1,7 (0,98-28,3) >0,05 THCN, CĐ, ĐH 10 5 50,0 1,0 (0,5-20,90 >0,05

Qua kết quả bảng trên cho thấy những người chế biến có trình độ học phổ thông cơ sở, phổ thông trung học có kiến thức đạt chiếm tỷ lệ là 62,3% và 62,5% cao hơn người có trình độ chỉ ở mức tiểu học, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3. 18. Liên quan giữa nhóm tuổi với kiến thức về ATTP của người trực tiếp chế biến thực phẩm

Kiến thức Nhóm tuổi

Kiến thức không đạt Kiến thức đạt

Tần số Tỷ lệ% Tần số Tỷ lệ%

Từ 20 đến 29 tuổi 1 33,3 2 66,7

Từ 30 đến 39 tuổi 5 62,5 3 37,5

Từ 40 đến 49 tuổi 20 34,5 39 65,5

Qua kết quả bảng 3.18 cho thấy người trực tiếp chế biến ở nhóm tuổi 20-29 có tỷ lệ kiến thức đạt cao nhất với 66,7%; sau đó giảm ở nhóm tuổi 30- 39 với 37,5%. Nhóm tuổi 40 - 49 và ≥ 50 tuổi có kiến thức đạt trên 60%.

Bảng 3. 19. Liên quan giữa đào tạo chuyên môn với kiến thức về ATTP của người trực tiếp chế biến thực phẩm

Kiến thức Chuyên môn

Kiến thức đạt Kiến không thức đạt OR (95%CI)

p

Tần số % Tần số %

Chưa được đào tạo 62 60,8 40 39,3 1,1

(0,5-2,6)

>0,05

Được đào tạo 17 63,0 10 37,0

Qua kết quả bảng 3.19 cho biết tỷ lệ người tham gia chế biến chưa được đào tạo chuyên môn về ATTP có kiến thức đạt là 60,8% thấp hơn so với nhóm được đào tạo sơ cấp về ATTP (63,0%)1,1 lần, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p>0,05.

Bảng 3. 20. Liên quan giữa việc đã tham dự lớp tập huấn về ATTP với kiến thức về ATTP của người trực tiếp chế biến thực phẩm

Kiến thức Tập huấn Đạt Không đạt OR (95%CI) p Tần số % Tần số % Có 69 65,7 36 34,3 2,7 (1,1-6,6)) <0,05 Không 10 41,7 14 58,3

Qua kết quả bảng trên cho thấy người trực tiếp tham gia chế biến đã tham dự lớp tập huấn kiến thức về ATTP có kiến thức đạt cao hơn gấp 2,7 lần so với người người trực tiếp chế biến chưa tham dự lớp tập huấn kiến thức có kiến thức đạt là. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3. 21. Liên quan giữa thâm niên làm nghề với kiến thức về ATTP của người trực tiếp chế biến thực phẩm

Kiến thức

Thời gian CB TP

Kiến thức đạt Kiến thức không đạt Tần số Tỷ lệ% Tần số Tỷ lệ%

< 1năm 6 46,2 7 53,8

Từ 1 đến 5 năm 19 55,9 16 44,1

Từ 6 đến 10 năm 18 52,9 16 47,1

≥10 năm 36 75,0 12 25,0

Qua kết quả bảng 3.21 cho thấy thời gian chế biến thực phẩm càng lâu thì thì tỷ lệ kiến thức đạt càng tăng. Tỷ lệ người trực tiếp chế biến thực phẩm có thời gian chế biến trên 10 năm có kiến thức đạt cao nhất 75%; từ 6 đến 10 năm có kiến thức đạt trên 52,9%; thời gian chế biến từ 1 đến 5 năm có kiến thức đạt 55,9%; dưới 1 năm kiến thức đạt 46,2%.

Bảng 3. 22. Liên quan giữa kiến thức với thực hành của người trực tiếp chế biến thực phẩm Thực hành Kiến thức Thực hành đạt Thực hành không đạt OR (95%CI) p Tần số % Tần số % Kiến thức không đạt 3 6,0 47 94,0 1,06 (0,2-4,6) >0,05 Kiến thức đạt 5 6,3 74 93,7

Qua kết quả bảng 3.22 cho thấy: Tỷ lệ người trực tiếp chế biến thực phẩm đạt cả yêu cầu về kiến thức và thực hành chiếm rất thấp chỉ 6,3%. Không có sự khác biệt về thực hành đạt giữa những người có kiến thức đạt hay không đạt (p>0,05).

Bảng 3.23. Liên quan giữa kiến thức của người trực tiếp chế biến tại BATT với kiến thức của người trực tiếp chế biến tại CSCB suất ăn sẵn

Kiến thức Nơi làm việc

Đạt Không đạt OR

(95%CI) p

Người CB tại BATT 24 53,5 20 46,5

1,6 (0,8-3,4) >0,05 Người CB tại cơ sở

chế biến suất ăn sẵn 56 65,1 30 34,9

Qua kết quả bảng 3.23 cho thấy người trực tiếp chế biến thực phẩm tại cơ sở chế biến suất ăn sẵn có tỷ lệ kiến thức đạt (65,1%) cao hơn gấp 1,6 lần so với người trực tiếp chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học (53,5%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa p>0,05.

Bảng 3. 24. Liên quan giữa thực hành của người trực tiếp chế biến tại BATT với thực hành của người trực tiếp chế biến tại CSCB suất ăn sẵn

Thực hành Nơi làm việc

Đạt Không đạt OR

(95%CI) p

Tần số % Tần số %

Người chế biến tại

BATT 5 11,6 38 88,4 0,3

(0,06-1,2)

>0,05 Người chế biến tại

CSCB suất ăn sẵn 3 3,5 83 96,5

Qua kết quả bảng 3.24 cho thấy người trực tiếp chế biến tại cơ sở chế biến suất ăn sẵn có tỷ lệ thực hành đạt (3,5%) chỉ bằng 0,3 lần so với người trực tiếp chế biến tại bếp ăn tập thể trường học (11,6%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Chương 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Thực trạng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến thức ăn cho các trường tiểu học có tổ chức ăn bán trú tại thành phố thái bình, năm 2015 (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w