Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến thức ăn cho các trường tiểu học có tổ chức ăn bán trú tại thành phố thái bình, năm 2015 (Trang 27 - 29)

- Nghiên cứu được thực hiện tại các cơ sở chế biến thức ăn cho các trường tiểu học bán trú trên địa bàn thành phố Thái Bình.

Một số đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu

Thành phố Thái Bình nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh. Đông Nam và

Nam giáp huyện Kiến Xương; Tây và Tây Nam giáp huyện Vũ Thư; Bắc giáp huyện Đông Hưng. Thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Tây Bắc, cách TP Hải Phòng 60 km về phía Đông Bắc, thành phố Nam Định 19 km về phía Tây.

Thành phố còn là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng... của tỉnh và cũng là 1 trong 8 thành phố của vùng duyên hải Bắc Bộ, đồng thời là đầu mối giao thông của tỉnh; thuận lợi giao lưu với các tỉnh, thành phố vùng như Hải Phòng, Nam Định, đồng bằng sông Hồng qua quốc lộ 10.

Thành phố Thái Bình được thành lập ngày 30/6/2004 tiền thân là thị xã Thái Bình với 10 phường và 9 xã trực thuộc: Các phường (Kỳ Bá, Bồ Xuyên, Quang Trung, Đề Thám, Hoàng Diệu, Phú Khánh, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Tiền Phong, Trần Lãm) và các xã (Tân Bình, Vũ Phúc, Đông Hòa, Đông Mỹ, Đông Thọ, Vũ Đông, Vũ Chính, Phú Xuân, Vũ Lạc).

Hiện nay thành phố Thái Bình có 18 trường tiểu học phân bố đều trên 19 xã phường. Do thành phố là nơi tập trung đông dân cư từ nhiều huyện thị sinh sống làm ăn, các cơ quan nhà nước, trụ sở doanh nghiệp phần lớn đặt tại thành phố Thái Bình vì vậy dẫn đến số lượng học sinh tiểu học tại thành phố Thái Bình tương đối cao so với các huyện khác. Hơn nữa do tốc độ đô thị hóa cùng với quỹ thời gian eo hẹp của các gia đình có con trong độ tuổi học tiểu học nên nhu cầu cho con em ăn bán trú tại trường tiểu học lớn.

Ăn bán trú là hoạt động tổ chức cho các học sinh sau khi học xong chương trình học buổi sáng được bố trí cho ăn, ngủ, nghỉ tại lớp học trước khi tiếp tục tham gia chương trình học buổi chiều. Hiện nay có 17/18 trường tiểu học tại thành phố Thái Bình tổ chức ăn bán trú cho học sinh với hai hình thức: - Hình thức thứ nhất: 11 trường có 11 bếp ăn tập thể tổ chức nấu ăn ngay tại trường phục vụ học sinh bán trú bao gồm các trường: Kim Đồng, Tiền Phong, Phú Xuân, Trần Lãm, Hoàng Diệu, Vũ Đông, Vũ Phúc, Vũ Chính, Phú Khánh, Vũ Lạc, Đông Hòa. Những trường này có số lượng học sinh ít hơn, diện tích trường rộng, một số trường ở vùng ven nội thành, gia đình làm nông nghiệp, có điều kiện đưa đón con đi học nên số lượng học sinh ăn bán trú tại trường ít do đó nhà trường có khả năng nấu ăn tại BATT phục vụ học sinh. Các BATT có trách nhiệm nấu và chế biến thức ăn ngay tại khu vực bếp ăn của trường, khi đến giờ ăn các nhân viên phục vụ đem thức ăn phục vụ học sinh ăn tại lớp học.

- Hình thức thứ 2: 6 trường hợp đồng với 51 cơ sở chế biến suất ăn sẵn bên ngoài trường nấu và đem đến trường phục vụ học sinh bao gồm các trường: Kỳ Bá, Lê Hồng Phong, Lý Tự Trọng, Quang Trung, Tân Bình, Đông Thọ. Đa số các trường này nằm trong nội thành, có số lượng học sinh tập trung đông diện tích trường học nhỏ, không có đủ điều kiện về nhân lực và vật lực để tổ chức nấu ăn tại BATT cho học sinh vì vậy đã ký hợp đồng với các cơ sở chế biến suất ăn sẵn bên ngoài. Mỗi cơ sở chịu trách nhiệm cung cấp số lượng suất ăn nhất định cho học sinh trong trường cụ thể:

+ Trường tiểu học Kỳ Bá: Hợp đồng với 32 cơ sở

+ Trường tiểu học Lê Hồng Phong: Hợp đồng với 9 cơ sở + Trường tiểu học Quang Trung: Hợp đồng với 4 cơ sở + Trường tiểu học Lý Tự Trọng: Hợp đồng với 4 cơ sở + Trường tiểu học Tân Bình: Hợp đồng với 1 cơ sở + Trường tiểu học Đông Thọ: Hợp đồng với 1 cơ sở

Các cơ sở chế biến suất ăn sẵn này hàng ngày có trách nhiệm chế biến các món ăn theo thực đơn của nhà trường qui định tại cơ sở của mình, sau đó vận chuyển thức ăn đã được chế biến sẵn vào các lớp để phục vụ cho học sinh ăn bán trú vào khoảng 11h trưa hàng ngày. Sau khi học sinh ăn xong các dụng cụ phục vụ ăn uống được các nhân viên của các cơ sở này thu gom và đem về vệ sinh để phục vụ cho bữa ăn ngày tiếp theo.

Hai hình thức này đều tồn tại những thuận lợi và khó khăn trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến thức ăn cho các trường tiểu học có tổ chức ăn bán trú tại thành phố thái bình, năm 2015 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w