- Tìm hiểu cấu trúc của hệ mạch * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
6 Tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch Nhóm nào hoàn thành phiếu nhanh và đúng nhất sẽ được 10 điểm.
40 Học sinh quan sát hình
- Học sinh quan sát hình
1. Từng thành viên của nhóm lên viết 1 biện pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh Huyết áp cao. Sau đó chạy về để bạn tiếp theo lên viết…Cứ như thế “Tiếp sức” cho nhau hết 3 phút thì dừng lại.
2. Đội nào trả lời được nhiều và đúng nhất sẽ được 10 điểm. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tham gia trò chơi
* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh vận dụng hiểu biết kiến thức đã học trả lời câu hỏi
* Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn hóa kiến thức
Nhận xét cho điểm
4. Sản phẩm cần đạt
+ Huyết áp cao khi huyết áp cực đại lớn hơn 140mmHg và kéo dài.
+ Huyết áp thấp khi huyết áp cực đại xuống dưới 80mmHg và kéo dài. Người huyết áp thấp dễ bị ngất do máu lên não kém.
Câu 1: Với người bị chứng huyết áp cao có sự chênh lệch nhỏ giữa huyết áp cực đại và huyết áp cực tiểu, chứng tỏ động mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi giảm, mạch dễ bị vỡ, đặc biệt ở não, gây xuất huyết não dễ dẫn đến tử vong hoặc bại liệt.
41
Câu 2: Các biện pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh Huyết áp cao
1. Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì
Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng >85cm ở nữ và >98cm ở nam) cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
2. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
- Nên ăn: cá, hải sản, rau xanh, trái cây, đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng, các loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu… Vì chất xơ có trong rau quả có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Mỗi ngày nên ăn khoảng 55 – 85g các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua… Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân.
- Không nên ăn: Các loại thịt đỏ (thịt heo, thịt bò…), các loại sữa béo, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, tiết động vật, các loại thức ăn nhanh (mì tôm…) và những món ăn chế biến sẵn.
- Hạn chế: Các loại nước ngọt có ga, các loại bia, bột nở, các loại bột làm sủi bọt... - Ăn nhạt: Càng ăn ít muối, càng tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.
3. Tăng cường hoạt động thể lực
Cần tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30 – 45 phút, 3 – 4 lần/tuần.
4. Bỏ thói quen xấu
- Ngưng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
- Bớt uống rượu: uống nhiều rượu dễ làm tăng huyết áp.
- Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ/ngày và đúng giờ. Nên tự tạo cho bản thân một cuộc sống hài hòa vui vẻ.
42
HOẠT ĐỘNG 5: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM HỌC SINH (2 phút)
Thư kí lớp tổng kết và công bố điểm của các nhóm:
Đánh giá điểm hoạt động nhóm = Điểm các hoạt động cộng lại
TIẾT 3: TÌM HIỂU VỀ ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI (55 phút) HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1. Mục đích.
- Định hướng cho học sinh về nội dung cần học
- Phân chia được các nhóm học tập và giao nhiệm vụ, thời gian, cách thực hiện, sản phẩm cần đạt của các nhóm
2. Nội dung.
- Phân chia được nhóm học tập
- Giới thiệu nội dung thực hành đo huyết áp, đếm nhịp tim, đo nhiệt độ cơ thể.
3. Kỹ thuật tổ chức.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ Chia lớp thành 4 nhóm để tiến hành thực hành đo huyết áp, đếm nhịp tim, đo nhiệt độ cơ thể.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện theo sự phân công của giáo viên - Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành
4. Sản phẩm cần đạt.
- Học sinh làm quen với dụng cụ đo huyết áp, đếm nhịp tim, đo nhiệt độ cơ thể.
43
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30 phút) 1. Mục đích
- Đo được một số chỉ tiêu sinh lý ở người như huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim - Vận dụng kiến thức đã học ở để vận dụng vào trong đời sống để có sức khỏe tốt và lối sống lành mạnh
2. Nội dung cần đạt được
- Học sinh biết cách: Đo nhịp tim, đo Huyết áp, đo thân nhiệt người.
3. Kỹ thuật tổ chức.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Phương pháp thực hành chuẩn bị: Huyết áp kế điện tử hoặc huyết áp kế đồng hồ, Nhiệt kế, đồng hồ bấm giây.
Tổ chức phân công thực hành
Giáo viên:
+ Chia lớp thành 4 nhóm học sinh
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về nội dung thực hành và các cách đo huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim.
Thực hành
- Giáo viên giới thiệu các dụng cụ đo Huyết áp kế điện tử hoặc huyết áp kế đồng hồ, Nhiệt kế, đồng hồ bấm giây
44
- Giáo viên hướng dẫn cách đo huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim
Cách đếm nhịp tim
+ Cách 1: Đeo ống nghe tim phổi vào tai và đặt một đầu ống nghe vào phía ngực bên trái và đếm nhịp tim trong 1 phút.
+ Cách 2: Đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay. Ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) và đếm số lần mạch đập trong 1 phút.
Cách đo huyết áp: Có 2 cách đo
Cách 1: Đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ
- Người được đo nằm ở tư thế thoải mái hoặc ngồi và duỗi thẳng cánh tay lên bàn. - Kéo tay áo lên gần nách, quấn bao cao su bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay phía trên khuỷu tay (hình 2 1 SGK ).
- Vặn chặt núm xoay và bơm khí vào bao cao su của huyết áp kế cho đến khi đồng hồ chỉ 160 - 180 mm Hg thì dừng lại
- Vặn ngược từ từ để xả hơi, đồng thời nghe tim mạch để nghe thấy tiếng đập đầu tiên, đó là huyết áp tối đa. Tiếp tục nghe cho đến khi không có tiếng đập nữa là huyết áp tối thiểu.
Để đo chính xác cần đo lại vài lần
Cách 2: Đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử (đo được huyết áp và nhịp tim) - Người được đo ngồi và cánh tay trái duỗi ra và nằm ngang với vị trí của tim và kéo tay áo lên gần nách .
- Quấn bao cao su bọc vải (quấn vừa khít) quanh cánh tay trái phía trên khửu tay (hình 2 1.2 SGK ).
- Khi biểu tượng xuất hiện trên màn hình cần phải thay thế cả 4 pin
45
- Khi ấn nút công tắc, máy sẽ tự động bơm khí sẽ tự động bơm khí vào làm bao cao su bọc vải phồng lên và sau đó tự xả khí. Thời gian bơm khí khoảng 1 phút. Khi việc bơm khí kết thúc, biểu tượng hình trái tim (♥) xuất hiện cho biết máy đang trong tiến trình đo.
- Khi việc đo hoàn thành, máy sẽ máy sẽ phát ra tiếng kêu “píp”. Giá trị huyết áp tối đa hiển thị phía bên trái và giá trị huyết áp tối thiểu hiển thị phía bên phải của màn hình. Tiếp đó giá trị nhịp tim hiển thị phía bên phải của màn hình (kèm theo từ PUL). Các giá trị huyết áp và nhịp tim sẽ xuất hiện luân phiên trên màn hình nhiều lần.
Khi muốn kết thúc đo, ta lại ấn núm công tắc thì máy sẽ tự động tắt sau khoảng 1 phút kể từ lúc kết thúc đo.
Nếu muốn đo lại lần nữa hoặc đo cho người khác phải đợi 5-8 phút Một số điểm cần lưu ý khi đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử: + Giữ nguyên tư thế của cơ thể và không nói chuyện khi đo + Không làm rung máy khi đo
+ Khi thần kinh căng thẳng, huyết áp sẽ thay đổi + Khi đo nên tránh các trường điện từ mạnh
+ Khi biểu tượng Err hoặc Pull Err xuất hiện là báo hiệu có lỗi khi máy đo. Phải tắt máy và tiến hành đo lại.
+ Sai số khi đo khoảng 5%.
Cách đo nhiệt độ cơ thể