công tác thi đua- khen thưởng trong nhà trường.
4.1. Đổi mới kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên viên
* Mục đích:
Kiểm tra là một nhiệm vụ thiết yếu của hoạt động quản lý, nhằm phát hiện những sai phạm, những thiếu xót, những hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, đồng thời tìm những sơ hở, những hạn chế trong việc ban hành các kế hoạch, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đối với giáo viên từ đó, rút kinh nghiệm, chẩn chỉnh, ngăn chặn kịp thời để các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng quy định.
Từ kết quả kiểm tra đánh giá hiệu trưởng nhà trường biết được ưu điểm, nhược điểm của mỗi giáo viên; đánh giá được mức độ thực hiện nhiệm vụ của mỗi giáo viên, xác định nguyên nhân của những hạn chế, phát hiện được những việc làm hay từ đó có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ và điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
* Nội dung và cách thực hiện:
a- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên môn trong nhà trường trường
Việc xây dựng kế hoach kiểm tra trong nhà trường căn cứ nhiệm vụ năm học, căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ trong tâm năm học để xây dựng kế hoach kiểm tra trong nhà trường. Trong kế hoạch kiểm tra cần chỉ rõ nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện các khâu của quá trình dạy học đối với giáo viên gồm: Việc lập kế hoạch công tác của giáo viên; việc thực hiện chương trình giảng dạy; viêc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, việc thực hiện giờ dạy trên lớp; viêc cải tiến phương pháp giảng dạy và khai thác sử dụng thiết bị dạy học, các thiết bị thực hành; việc KT – ĐG kết quả học tập của học sinh; viêc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn; viêc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đốt xuất.
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ nhà trường gồm các cán bộ quản lý nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn, các nhóm trưởng bộ môn đây cũng là đội ngũ những giáo viên cốt cán trong nhà trường.
b - Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên. giáo viên.
Để đánh giá đúng việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên nhà trường thống nhất xây dựng các tiêu chí cụ thể đánh giá xếp loại. Việc xây dựng tiêu chí dựa vào các Văn bản quy định nhà nước của ngành, của đơn vị và chỉ tiêu thi đua của đơn vị. Để tăng tính chính xác các tiêu chí đánh giá được quy ra điểm số. Thực chất các tiêu chí là việc cụ thể hóa và bổ sung những tiêu chí trong đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường.
Tiêu chí đánh giá trước khi áp dụng chính thức phải thông qua và xin ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ giáo viên trong trường. Nhà trường tiến hành kiểm tra giáo viên đánh giá mỗi nội dung công việc của giáo viên theo các tiêu chí đã xây dựng quy ra điểm số để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi giáo viên
4.2. Cải tiến công tác thi đua- khen thưởng
* Mục đích:
Thi đua - khen thường nhằm động viên khích lệ cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường góp phần nâng cao tinh thần, thái độ làm việc của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
Thi đua khen thưởng nhằm tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động giáo dục của nhà trường, khơi dậy lòng nhiệt tình tâm huyết của giáo viên đồng thời cũng phê bình nhắc nhở những cá nhân chưa tích cực.
* Nội dung và cách thực hiện
Thi đua khen thưởng cần phải được thực hiện khách quan, đánh giá đúng mới tạo động lực cho mỗi thành viên trong đơn vị cố gắng phấn đấu do đó cần có những cải tiến phù hợp với đặc điểm tình hình của các đơn vị nhà trường, đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục của nhà trường. Để thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cần chú ý thực hiện những nội dung sau:
- Xây dựng các chỉ tiêu thi đua của đơn vị của các cá nhân, các chỉ tiêu này được cụ thể hóa ở từng nhiệm vụ, từng khâu, đặc biệt chú trọng đến kết quả giáo dục đó là kết quả học tập của học sinh. Các tiêu chí thi đua được Hội đồng thi đua khen thưởng trong nhà trường đề xuất sau đó xin ý kiến của tập thể sư phạm nhà trường, tiêu chí áp dụng khi đã có sự nhất trí của hội đồng sư phạm nhà trường.
- Cho các tổ chức trong nhà trường, tổ chuyên môn, công đoàn, đoàn thanh niên, các tập thể lớp và các cá nhân đăng ký thi đua.
- Xây đựng và triển khai các phong trào thi theo chủ đề, chủ điểm, các mốc thời gian trong năm học.
- Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu căn cứ vào các tiêu chí đánh giá cho điểm để ban thi đua nhà trường tổng hợp xếp loại, dựa vào điểm để xếp theo thứ tự.
Việc đánh giá xếp loại thi đua đảm bảo khách quan, công bằng, dân chủ phải thực hiện theo quy trình sau: Cá nhân tự đánh giá; tổ chuyên môn đánh giá xếp loại; ban thi đua nhà trường tổng hợp đánh giá sau đó thông qua hội đồng sư phạm nhà trường xin ý kiến thống nhất.
- Huy động các nguồn tài chính để khen tăng đối với những giáo viên, học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.