1. Lý do chọn đề tài:
2.1.5 nghĩa của đào tạo nguồn nhân lực
15 Con người là một trong những nhân tố quan trọng của doanh nghiệp. Có thể nói, chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đào tạo nguồn nhân lực mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
Cải tiến về năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
Giảm bớt sự giám sát vì khi người lao động được đào tạo đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết thì họ có thể tự giám sát được.
Đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực. Giảm bớt tai nạn lao động.
Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.1.5.2 Đối với người lao động
Đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho người lao động. Việc đào tạo giúp người lao động cập nhật, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng mới và áp dụng tốt những thay đổi về công nghệ, kỹ thuật mà công ty sử dụng. Bên cạnh đó, đào tạo còn giúp người lao động tránh được sự đào thải trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, xã hội. Không những thế, người lao động còn nhận được những lợi ích sau giúp thỏa mãn nhu cầu phát triển của người lao động như:
Tạo được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp. Tạo được tính chuyên nghiệp trong người lao động.
Tạo sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai. Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng học tập và phát triển cá nhân của người lao động.
2.1.5.3 Đối với xã hội
Nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối các nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật là không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý. Do đó công tác đào tạo công tác đào tạo nguồn nhân lực có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia.
16 Sự phát triển của nguồn nhân lực chính là yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc gia.