VII. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
2.6. Kế hoạch giáo dục nhà trường môn Hoá học11
Sau khi phân tích bối cảnh thực tiễn trong dạy học môn Hoá học 11 ở trường THPT Xuân Hòa và THPT Hai Bà Trưng chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường môn Hoá học. Dựa trên chương trình, sách giáo khoa môn Hoá học 11 hiện hành, sự chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục của sở GD&ĐT Vĩnh Phúc và bối cảnh thực tiễn của trường THPT Xuân Hòa và THPT Hai Bà Trưng, chúng tôi đã kết hợp với tổ chuyên môn (tổ Lý Hóa Sinh) và ban Giám hiệu của hai nhà trường tổ chức xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường môn Hoá học 11 cho năm học 2018 - 2019. Kế hoạch giáo dục nhà trường môn Hoá học 11 đã được xin ý kiến của 6 chuyên gia gồm các nhà khoa học giáo dục có uy tín, hiệu trưởng và GV là tổ trưởng chuyên môn ở trường THPT có nhiều kinh nghiệm dạy học. Kết quả cho thấy 100% chuyên gia cho rằng rất cần thiết và cần thiết xây dựng chương trình nhà trường môn Hoá học11; 100% cho rằng Kế hoạch giáo dục NT môn Hoá học 11 đã xây dựng đảm bảo được tính mục tiêu, chính xác, khoa học, tính thực tiễn, khả thi, vừa sức và có ý nghĩa với HS ở trường THPT hiện nay. Kế hoạch giáo dục nhà trường môn Hoá học 11 đã được ban Giám hiệu
của hai Nhà trường trên phê duyệt và áp dụng trong năm học 2018 - 2019. Nội dung kế hoạch được chúng tôi trình bày trong bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3: Kế hoạch nhà trường môn Hoá học 11 tại trường THPT Xuân Hòa và THPT
Hai Bà Trưng
CHƯƠNG TRÌNH BỘ MÔN HÓA HỌC KHỐI 11
Cả năm học 37 tuần (70 tiết) = Học kì I (19 tuần -36 tiết) + Học kì II (18 tuần - 34 tiết)
CHƯƠNG TRÌNH SAU XÂY DỰNG
Tuần Tiết Nội dung
HỌC KỲ I
1 1;2 Ôn tập đầu năm
CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI
2 +3 3-6 Chủ đề 1.1. Sự điện li 1. Sự điện li
2. Axit - Bazơ - Muối 3. Sự điện li của nước. pH
4 7+8 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li + Luyện tập
5 9+10
Chủ đề 1.2. Chủ đề Stem : Chất chỉ thị màu thiên nhiên
1. Tổ chức dạy học "Điều chế chất chỉ thị màu từ bắp cải tím và hoa dâm bụt".
2. Báo cáo và sử dụng chất chỉ thị màu thiên nhiên để thử: Tính axit - bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
6 11 Luyện tập sự điện li 12 Kiểm tra 45 phút bài số 1
CHƯƠNG 2: NITƠ – PHOTPHO
13-16 Chủ đề 2.1. Nitơ và hợp chất của nitơ
17-18 Chủ đề 2.2. Photpho và hợp chất của photpho
19-20 Chủ đề 2.3. Phân bón hóa học với sức khỏe cộng đồng
21 Luyện tập chương 2
22 Kiểm tra 45 phút bài số 1 (HKI)
CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC
24-27 Chủ đề 3. Cacbon và một số hợp chất của cacbon 28 Silic và một số hợp chất của silic
CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ 29 Mở đầu về hoá học hữu cơ
30 Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
31-33 Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
34-35 Ôn tập học kì I
36 Kiểm tra học kì I
CHƯƠNG 5: HIĐROCACBON NO
37-40 Chủ đề 5. Ankan - vấn đề sử dụng gas an toàn
CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO
41-46 Chủ đề 6. Hiđrocacbon không no 47-48 Luyện tập hidrocacbon không no
49 Bài thực hành số 4: Điều chế và tính chất của etylen, axetilen 50 Kiểm tra 45 phút
CHUYÊN ĐỀ 7: HIĐROCACBON THƠM
51-52 Benzen và đồng đẳng của benzen
53
Một số hiđrocacbon thơm khác - Không dạy: Mục B.II. Naphtalen.
- Không yêu cầu học sinh làm bài 12 và 13 trang 161 do giảm tải naphtalen và không dạy điều chế stiren.
54 Hệ thống hoá về hiđrocacbon
CHUYÊN ĐỀ 8: ANCOL – PHENOL
55-58 Chủ đề 8. Ancol với đời sống thực tiễn 59 Phenol
60 Bài thực hành số 5 61 Kiểm tra 45 phút
CHUYÊN ĐỀ 9: ANĐEHIT – AXIT CACBOXYLIC
62-63 Anđehit
64-67 Axit axetic -Dạy học STEM làm giấm ăn từ hoa quả
68-69 Ôn tập học kỳ II