Thí nghiệm Napping®

Một phần của tài liệu Khảo sát khái niệm chất lượng và hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm nước mắm (Trang 30 - 32)

Mục đích:

− Thấy được bức tranh chung về các tính chất cảm quan của toàn bộ sản phẩm.

− Mô tả tính chất sản phẩm, dựa vào tần số xuất hiện của các thuật ngữ chọn lọc các thuật ngữ có tần số xuất hiện cao và có ý nghĩa với tính chất của sản phẩm để thiết lập bảng CATA

Nguyên tắc:

− Mẫu được mã hóa và trình bày dưới dạng vô danh.

− Đưa ra cùng lúc 6 mẫu thử, người thử tiến hành thử rồi phân nhóm sản phẩm ở những vị trí khác nhau trên mặt phẳng, những sản phẩm nào giống nhau về mặt cảm nhận thì đặt gần nhau; ngược lại, khác nhau thì đặt xa nhau. Sau đó liệt kê các tính chất cảm quan cho từng nhóm sản phẩm.

Mẫu thí nghiệm

− Một bộ mẫu gồm sáu sản phẩm nước nắm: Thanh Hà, Anh Tuấn, Liên Thành, Tứ Tuyệt, Chinsu, Ông Kì được sử dụng trong thí nghiệm Napping®.

Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:

− Thiết kế hướng dẫn thí nghiệm và phiếu trả lời (phụ lục 1).

− Chuẩn bị 40 mẫu cho mỗi sản phẩm, mỗi mẫu 15 ml, đựng trong ly nhựa có dán mã, mã hóa mẫu, có nắp.

− Mã hóa mẫu (phụ lục 2).

20

− Chuẩn bị 10 phiếu hướng dẫn , 40 phiếu trả lời.

Người thử mẫu:

− Tổng số người thử 40 người, trong đó có 10 nội trợ, 10 công nhân viên và 20 sinh viên được lựa chọn dựa trên hai tiêu chí: sử dụng được sản phẩm nước mắm và tình nguyện tham gia vào thí nghiệm.

Cách tiến hành:

− Nhóm người nội trợ, thí nghiệm trên được thực hiện di động tại các chợ trên địa bàn quận Thủ Đức.

− Nhóm công nhân viên thí nghiệm được thực hiện di động trong khuôn viên trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp HCM.

− Nhóm sinh viên sẽ được thực hiện tại phòng đánh giá cảm quan của trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp HCM.

Nhóm nội trợ và công nhân viên

 Phát phiếu hướng dẫn, hướng dẫn người thử, , giải đáp thắc mắc của người thử.

 Cho người thử nhân bộ gồm 6 mẫu nước mắm, sau đó thử mẫu: mẫu thử được đưa ra một lần kèm theo phiếu trả lời. Người thử thử theo trật tự mẫu được trình bày (phụ lục 2 ).

 Người thử được yêu cầu nếm mẫu, đặt vị trí các mẫu trên tờ giấy A4.

Nhóm người thử sinh viên

 Tiếp nhận 10 người thử/ 1 lần thử.

 Phát phiếu hướng dẫn, hướng dẫn người thử.

 Phải có 1 bạn bao quát toàn bộ quá trình thí nghiệm diễn ra, hướng dẫn người thử, giải đáp thắc mắc của người thử.

 Phát nước thanh vị, 1 ly/ 1 người thử .

 Cho người thử nhân bộ gồm 6 mẫu nướ mắm, sau đó thử mẫu: mẫu thử được đưa ra một lần kèm theo phiếu trả lời. Người thử thử theo trật tự mẫu được trình bày (phụ lục 2)

21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xử lý số liệu

Phương pháp phân tích Multiple Correspondance Analysis – MCA(Pagès J., 2013). được sử dụng để định vị mặt phẳng phân bố sản phẩm của người tiêu và các thuật ngữ người tiêu dùng mô tả cho từng nhóm sản phẩm. Các thuật ngữ đặc trưng cho từng sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm được giữa lại nhằm hình thành bảng CATA phân nhóm sản phẩm nước mắm.

Một phần của tài liệu Khảo sát khái niệm chất lượng và hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm nước mắm (Trang 30 - 32)