3.2.2.1 Vật liệu Dao
Vật liệu làm dụng cụ cắt (Dao) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất của qúa trình cắt gọt. Năng suất công tác của dụng cụ cắt phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giữ được tính cắt trong một khoảng thời gian dài của vật liệu làm dao. Khi cắt, dụng cụ phải chịu áp lực, nhiệt độ cao, rung động, mài mòn… khiến cho tính cắt của vật liệu làm dao chóng bị giảm xuống.
Do vậy, vật liệu làm Dao cần đảm bảo các yêu cầu về:
Độ cứng:
Vật liệu làm Dao phải có độ cứng cao hơn so với vật liệu được cắt gọt (vật liệu gia công).
Độ bền cơ học:
Quá trình cắt gọt Dao phải chịu tác động của nhiều lực: lực cắt, lực va đập, lực chạy dao, mômem xoắn,…Do vậy, Dao cần có giới hạn bền cao hơn so với vật liệu cắt gọt.
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
41
Độ chịu nhiệt:
Vật liệu khi bị nung nóng thí độ cứng của nó bị gi ảm đi, tuy nhiên nếu trong qúa trình nung nóng đó vật liệu không bị biến đổi về tổ chức thì sau khi làm nguội, độ cứng của vật liệu sẽ được phục hồi. Độ chịu nhiệt là khả năng giữ được độ cứng cao và các tính chất khác ở nhiệt độ cao (không có chuyển biến về tổ chức) trong một thời gian dài.
Độ chịu mài mòn:
Trong qúa trình cắt, trên mặt trước của dao chịuma sát của phoi khi thoát ra, còn mặt sau tiếp xúc với mặt đang gia công, nên dao chóng mòn. Vì vậy, Dao cần có tính chịu được mài mòn cao.
Tính công nghệ:
Vật liệu làm dụng cụ cắt phải dễ rèn, dễ dập, dễ cắt gọt, hay nói cách khác chúng phải được tạo dáng một cách dễ dàng, để thuận tiện cho công việc chế tạo và phục hồi tính năng của dụng cụ cắt trong sản xuất.
Tính kinh tế:
Dao cần có nhiều mức giá phù hợp với điều kiện thực tế và đa dạng chủng loại.
Ngoài ra, khi cắt gọt trong chế biến thực phẩm, vật liệu làm Dao phải đảm bảo tính an toàn vệ sinh thực phẩm (sử dụng các thép không gỉ,..).
3.2.2.1 Góc độ Dao
Trong kỹ thuật Tiện định hình, góc độ Dao cắt được phân tích với sự ảnh hưởng nhiều Góc khác nhau. Còn trong phạm vi của đề tài này, khi xem xét các yếu tố: vật liệu cắt (vỏ Dừa), vật liệu Dao (Thép không gỉ), độ cứng vững của máy, phương pháp gọt định hình, chi phí,…Nên Dao cắt sẽ được đơn giản hóa kết cấu và chỉ phân tích một số góc cắt có ảnh hưởng lớn nhất.
Hình 3.4: Góc độ cơ bản của Dao
Ảnh hưởng các góc độ cơ bản của Dao: - Góc trước chính :
Phôi
42
Là góc giữa mặt trước và mặt đáy đo trong tiết diện chính. Ảnh hưởng đến quá trình thoát vỏ Dừa khi cắt (thoát phoi).
- Góc sau chính :
Là góc giữa mặt sau chính và mặt cắt đo trong tiết diện chính. Góc luôn luôn dương và có ảnh hưởng đến sự ma sát khi cắt.
- Góc sắc chính :
Là góc giữa mặt trước và mặt sau chính đo trong tiết diện chính.
α + β + γ = 90 (3.3) - Góc cắt :
Là góc gi ữa mặt trước và mặt cắt đo trong tiết diện chính.
α + β = δ (3.4)