trang)
20 Xem T. Eusebiô Caes., Praeparatio Evangelica, 1, 1: PG 21, 28 AB. (Trở lại đầu trang) 21* Số 16: Tình trạng của các người ngoài Kitô giáo đối với Giáo Hội. 21* Số 16: Tình trạng của các người ngoài Kitô giáo đối với Giáo Hội.
Số này muốn phác họa một khoa thần học về những tôn giáo ngoài Kitô giáo mà Tuyên Ngôn về các Tôn Giáo này sẽ lặp lại và đào sâu hơn. Công Ðồng xác quyết ba đề xướng thần học:
a) Tất cả những người ngoài Kitô giáo đều được qui hướng về Dân Chúa, do hiệu quả của ý muốn cứu rỗi phổ quát. Công Ðồng xếp họ thành những lớp khác nhau tùy theo đặc tính qui hướng về Giáo Hội hữu hình. Một vài tôn giáo như Do Thái Giáo và Hồi Giáo, còn bảo trì Cựu Ước và đức tin của Abraham, thì qui hướng nhiều hơn. Ðối với các tôn giáo khác, nỗ lực tìm về "một Thượng Ðế chưa được biết đến" mà ai cũng có thể có được, phần nào chứng tỏ Thiên Chúa muốn lôi kéo họ đến với Ngài là Thiên Chúa Chân Thật.
b) Sự qui hướng ấy được thực hiện nhờ ân sủng. Ân sủng hỗ trợ hữu hiệu khiến mọi người thiện chí sống một đời ngay thẳng, và trong các việc làm biết nỗ lực chu toàn ý muốn của Thiên Chúa mà họ nhận ra qua tiếng lương tâm.
c) Tuy nhiên, nhiều trở ngại (về suy lý, tâm lý, thực tiễn) khiến cho việc tìm về Thiên Chúa trở thành hết sức khó khăn, có thể làm cho họ phải thất vọng.
Tựu trung, đối với những người ngoài Kitô giáo có thiện chí, Thiên Chúa sẽ đưa họ tới Giáo Hội bằng ân sủng của Ngài. Ngoài ra, "tôn giáo" họ theo cũng nâng đỡ họ và ngoại cảnh xã hội (chuẩn bị cho Phúc Âm) còn giúp họ sống ngay chính theo lương tâm. Và như vậy họ được qui hướng tới Giáo Hội.
Những trở ngại mà các người ngoài Kitô giáo gặp phải trên đường tìm về Thiên Chúa giúp ta nhận rõ tầm quan trọng của việc truyền giáo trong đời sống Giáo Hội. Ở số cuối cùng trong chương hai này, Công Ðồng lặp lại tính cách phổ quát của Dân Chúa dưới khía cạnh đặc biệt là nỗ lực truyền giáo. (Trở lại đầu trang)