Xem CIC, các kh 222 và 227 (Trở lại đầu trang) 30* Trong số 22 này, chúng ta phân biệt bốn đề xướng:

Một phần của tài liệu Hiến_chế_Tín_lý___Lumen_Gentum (Trang 41 - 42)

30* Trong số 22 này, chúng ta phân biệt bốn đề xướng:

(1) Ðề xướng thứ nhất quả quyết sự hiện hữu của Giám Mục Ðoàn kế vị Tông Ðồ Ðoàn, phác họa một chứng cứ lịch sử, và liệt kê những điều kiện gia nhập đoàn. Ðây là một trong những quả quyết quan trọng nhất của Công Ðồng mà người ta muốn bày tỏ tính cách bổ túc của nó cho Công Ðồng Vaticanô I. Công Ðồng xác nhận nguồn gốc Tông Ðồ Ðoàn là do Chúa, hợp với tinh thần Tân Ước (x. số 19), và Tông Ðồ Ðoàn được các người kế vị là Giám Mục tiếp nối liên tục. Sự liên tục đó là một kết quả hợp lý vì Chúa đã hứa cho Giáo Hội được trường tồn. Nhiều tài liệu của Truyền thống cũng xác nhận sự liên tục này. Ðược phong chức Giám Mục và hiệp thông giáo phẩm với Thủ Lãnh cũng như với các phần tử trong đoàn, là đã gia nhập Giám Mục Ðoàn. Giám Mục Ðoàn luôn đòi phải có Thủ Lãnh.

(2) Giám Mục Ðoàn cũng có quyền bính tối cao và trọn vẹn trên toàn thể Giáo Hội. Ðiều quả quyết này gây ra nhiều vấn đề thần học quan trọng, vì như chúng ta biết, Giáo Hoàng cũng có đặc quyền ấy. Việc soạn thảo đã cố gắng minh giải vấn đề với câu: "Hiệp nhất với Thủ Lãnh (là Giáo Hoàng Roma), Giám Mục Ðoàn cũng có quyền bính trọn vẹn và tối cao trên toàn thể Giáo Hội, nhưng chỉ có thể thi hành quyền này khi có sự ưng thuận của Giáo Hoàng". Như vậy phải chăng có hai quyền bính tối cao và trọn vẹn trong Giáo Hội? Làm sao có thể thế được? Bản phúc trình chính thức đã trả lời: "Vấn nạn sẽ không còn một khi lưu ý là trong Giáo Hội không phải có hai nhưng chỉ một quyền bính mà Chúa Kitô đã trao ban cho toàn thể Tông Ðồ Ðoàn, cho cả Phêrô lẫn các Tông Ðồ. Chúng ta cũng nhận rằng quyền bính ấy thuộc về một mình Giáo Hoàng, và được thực thi trên các Giám Mục chỉ có trong thường năng; muốn có trong hiện năng phải tùy thuộc vào Giáo Hoàng. Như vậy, Giám Mục Ðoàn không hạn chế quyền tối cao của Giáo Hoàng; nhưng chỉ thừa nhận và chuẩn y cho chức vị Giám Mục theo tư tưởng của Giáo Hội sơ khai: được phong chức Giám Mục là được tham dự thường năng vào quyền hành Chúa Kitô, để khi được Giáo Hoàng mời gọi, các Giám Mục có thể thực thi quyền hành đó ở hiện năng trong cả Giáo Hội.

Ðể lưu ý đến những dự liệu này và những dự liệu của chú thích sơ khởi, chúng ta nên phân biệt:

- Quyền hành (để điều khiển Giáo Hội) nơi Giám Mục Ðoàn hiệp thông với Giáo Hoàng, là một vị trong đoàn với tư cách thủ lãnh.

- Sự thực thi (tối cao, trên toàn thể Giáo Hội) quyền hành đó đòi phải được Giáo Hoàng mời gọi, đòi phải hiệp thông hữu hiệu với Ngài hoặc ít nhất không chống lại Ngài.

- Sự chỉ định pháp lý (theo giáo luật), theo đó Giáo Hoàng trao phó cho một Giám Mục một lãnh thổ hay một nhiệm vụ và ban quyền tham dự vào trách nhiệm tập đoàn trên toàn thể Giáo Hội.

(3) Trong thực tại Giám Mục Ðoàn và trong sự thực thi quyền hành tập đoàn, toàn thể hàng giáo phẩm phải phục vụ cho việc hiệp nhất Dân Chúa. Giáo Hoàng là người gìn giữ việc hiệp nhất đó cả trên bình diện cơ cấu lẫn bình diện pháp lý và cai trị. Với các Giám Mục, thì Giám Mục Ðoàn chính là dấu hiệu của việc hiệp nhất này trong Giáo Hội, được đảm bảo qua sự hiệp thông tập đoàn và qua những mối tương giao huynh đệ trong hàng Giám Mục.

(4) Sự thực thi quyền Giám Mục Ðoàn: quyền hành tối cao của Giám Mục Ðoàn được thực thi bằng hai cách: trong Công Ðồng Chung do Giáo Hoàng triệu tập (hoặc ít nhất được Ngài chấp thuận); ngoài Công Ðồng, do các Giám Mục rải rác khắp hoàn cầu khi được Giáo Hoàng mời gọi thực thi một việc có tính cách tập đoàn. (Trở lại đầu trang)

30 Xem CÐ Vat. I, Hiến chế tín lý Pastor aeternus: Dz 1821 (3050t). (Trở lại đầu trang) 31 Xem T. Cyprianô, Epist. 66, 8: Hartel III, 2, trg 733: "Giám Mục trong Giáo Hội và Giáo 31 Xem T. Cyprianô, Epist. 66, 8: Hartel III, 2, trg 733: "Giám Mục trong Giáo Hội và Giáo

Hội trong Giám Mục". (Trở lại đầu trang)

32 Xem T. Cypianô, Epist. 55, 24: Hartel, trg 642, hàng 13: "Una Ecclesia per totum

mundum in multa membra divisa". Epist. 36,4: Hartel, trg 575, hàng 20-21. (Trở lại đầu trang)

33 Xem Piô XII, Tđ. Fidei Donum, 21-4-1957: AAS 49 (1957), trg 237. (Trở lại đầu trang) 34 Xem T. Hilariô Pict., In Ps. 14,3: PL 9, 206: CSEL 22, trg 86. T. Gregoriô Cả, Moral. 34 Xem T. Hilariô Pict., In Ps. 14,3: PL 9, 206: CSEL 22, trg 86. T. Gregoriô Cả, Moral.

IV, 7,12: PL 75, 643 C. Basiliô Cả, In Is. 15, 296: PG 30,637C. (Trở lại đầu trang)

35 T. Coelestinô, Epist. 18, 1-2, gửi đến Công Ðồng Eph.: PL 50, 505AB; Schwartz, Acta

Conc. Oec. I, 1,1, trg 22. Xem Benedictô XV, Tông thư Maximum illud: AAS 11 (1919), trg 440. Piô XI, Tđ. Rerum Eccl., 28-2-1926: AAS 18 (1926), trg 69. Piô XII, Tđ. Fidei Donum, n.v.t. (Trở lại đầu trang)

36 Leô XIII, Tđ. Grande munus, 30-9-1880: AAS 13 (1880), trg 145. - Xem CIC, kh. 1327,

kh. 1350 đoạn 2. (Trở lại đầu trang)

Một phần của tài liệu Hiến_chế_Tín_lý___Lumen_Gentum (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)